Sách Việt Nam - đối ngoại tháng 2/2013

10:41 06/02/2013

1.

Nhung van de quan he quoc te va duong loi doi ngoaiNhững vấn đề quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng, nhà nước Việt Nam / Phạm Thành Dung, Hoàng Phúc Lâm (cb), Trần Hiệp... – H. : Chính trị hành chính, 2012. – 431 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách bao gồm các chuyên đề như: Thời đại ngày nay và quan hệ giữa các quốc gia dân tộc; Trật tự thế giới xu thế và triển vọng; Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong quan hệ quốc tế; Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc; Chiến lược của các nước lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay;... và Tình hình thế giới, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

SĐKCB: VN-V.10661 đến 10667

 

2.

Hoang Sa Truong Sa luan cu va su kienHoàng Sa – Trường Sa luận cứ và sự kiện / Đinh Kim Phúc. – H. : Thời đại, 2011. – 264 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách chỉ ra rằng việc nghiên cứu những động thái của Trung Quốc cũng như các nước đang tranh giành chủ quyền ở vùng quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là một việc làm vô cùng cần thiết; đồng thời với những luận cứ cụ thể, các bản đồ chi tiết về biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa được vẽ bởi các nhà thám hiểm, các nhà hàng hải từ thế kỉ XIX trở về trước sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và vùng biển Đông của Việt Nam.

SĐKCB: VN-V.10681 đến 10685

 

 

3.

Hoang Sa Truong Sa la cua VNBằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam / Nhiều tác giả. – TP. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011. – 360 tr. ; 23 cm.

 

Thông qua nguồn tư liệu lịch sử và địa lý đáng tin cậy của Việt Nam cũng như tư liệu và bản đồ xưa của các nhà truyền giáo và hàng hải phương Tây, các tác giả đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV; đồng thời dày công khảo sát kho thư tịch cổ Trung Quốc để tìm ra cứ liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào thuộc lịch sử phương chí và lịch sử địa đồ hành chánh của nước này, cũng như trong các bộ chính sử kể từ đời nhà Hán cho đến tận nửa dầu thế kỷ XX.

SĐKCB: VN-V.10686 đến 10690

 

4.

DCS VN lanh dao cong tac thong tin doi ngoaiĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thông tin đối ngoại 1991 – 2010 / Nguyễn Chí Thảo. – H. : Chính trị quốc gia, 2012. – 195 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách trình bày một số kết quả đạt được và hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của Đảng trong những năm qua, đồng thời rút ra những kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, nhằm nâng cao chất lượng của công tác này. Cuốn sách cũng phân tích rõ quá trình chuyển hướng chính sách đối ngoại nói chung, và đổi mới công tác thông tin đối ngoại nói riêng, nhằm đẩy mạnh và phát huy hơn nữa vai trò của công tác đối ngoại vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.

SĐKCB: VN-V.10765 đến 10769

 

5.

Cac cuoc thuong luong Le Duc Tho KissingerCác cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris / Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ. – H. : Chính trị quốc gia, 2012. – 751 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách phác họa bức tranh tổng thể toàn bộ quá trình dẫn tới Hội nghị được bắt đầu từ các cuộc tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris; phân tích âm mưu, kế hoạch của Mỹ; quan điểm, phương sách đối phó của ta; các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris theo trình tự thời gian diễn ra Hội nghị.    

SĐKCB: VN-V.10811, 10812

 

 

 

6.

50 nam quan he VN Lao50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình anh em / Tạp chí Vietnam business forum, Hội hữu nghị Việt Nam – Lào... – H. : Chính trị quốc gia, 2012. – 414 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách được chia thành 4 phần: Quan hệ Việt Nam – Lào: Tài sản vô giá. Hợp tác giữa các địa phương. Hợp tác giữa các doanh nghiệp. Hình ảnh hợp tác Việt Nam – Lào. Qua đó nhằm tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào; biểu dương các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

SĐKCB: VN-V.10813, 10814

Cùng chuyên mục