Sách Việt Nam - đối ngoại tháng 6/2014

03:38 26/06/2014

1.

Hoang Sa Truong Sa la mau thit Viet NamHoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam / Mai Hồng, Lê Trọng (cb); Nguyễn Đắc Xuân... – H. : Thông tin và truyền thông, 2013. – 131 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách là một công trình được chuẩn bị hết sức công phu với hệ thống tư liệu phong phú có giá trị khoa học, lịch sử và pháp lý cao. Đặc biệt, việc sưu tầm và công bố hàng loạt những bản đồ cùng các thư tịch cổ của Trung Quốc và tài liệu phương Tây đã chứng minh những yêu cầu về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không có căn cứ. Những tư liệu quý giá ấy là bằng chứng hùng hồn để khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

SĐKCB: VN-V.11071 đến 11075

 

 

2.

Hoang Sa Truong Sa cac su kien lich suHoàng Sa - Trường Sa các sự kiện tư liệu lịch sử - pháp lý chính. Tập 2 (2000 – 2013) / Nguyễn Việt Long. – H. : Trẻ, 2014. – 356 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách tổng hợp các sự kiện trong giai đoạn 2000-2013, đánh dấu 40 năm sự kiện Hoàng Sa (1974-2014). Nguyên tắc xây dựng là dựa trên những tài liệu đã được các bên công bố, lưu trữ trong các thư viện, lưu trữ quốc gia tự do tiếp cận, được khảo cứu về tính xác thực và tin tức của các hãng thông tấn nước ngoài đã được kiểm chứng. Các trích dẫn được giới thiệu một cách khách quan, không phân tích, không phản ánh lập trường của bất kỳ bên tranh chấp nào. Tư liệu cố gắng được trình bày nguyên văn với phần dịch thuật chính thức hoặc có ý kiến của các chuyên gia. Cuốn sách thể hiện mong muốn duy nhất của tác giả là nhằm giúp độc giả tự rút ra những kết luận của mình trên cơ sở các dữ liệu đã được cố gắng kiểm chứng và cung cấp một cách hệ thống.

SĐKCB: VN-V.11384 đến 11388

 

3.

Dia ly bien dong voi Hoang Sa Truong SaĐịa lý biển Đông với Hoàng Sa - Trường Sa / Vũ Hữu San. – H. : Trẻ, 2014. – 392 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách đã xuất bản ở nước ngoài, được phổ biến trên Internet từ năm 1995 và được tác giả cập nhật bổ sung vào năm 2007. Là người đã từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, tác giả đã bỏ công rất lớn trong việc tập hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về địa lý biển đảo có tính liên ngành, có mối quan hệ tới thành quả của nhiều môn khoa học khác nhau như địa chất, thủy văn, dân tộc học, sinh vật...

SĐKCB: VN-V.11392 đến 11396

 

4.

Chu quyen quoc gia VN tai hai quan daoChủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài / Trương Minh Dục. – H. : Thông tin và truyền thông, 2014. – 343 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách đã tập hợp và hệ thống hóa  nguồn thư tịch, tư liệu khá phong phú, cũ và mới, của Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt những tư liệu mới sưu tầm ở các địa phương có liên quan đến việc nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã quản lý, bảo vệ và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Từ đó đóng góp thiết thực cho quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý của các cơ quan quản lý và các tổ chức nghiên cứu khoa học có liên quan của Việt Nam vì sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông nói chung và tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng.

SĐKCB: VN-V.11402 đến 11406

 

5.

Ve van de bien DongVề vấn đề biển Đông / Nguyễn Ngọc Trường. – H. : Chính trị quốc gia, 2014. – 363 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách đưa ra một bức tranh chung phổ quát với những nội dung cơ bản, hệ thống và nổi bật về vấn đề Biển Đông, quá trình lâu dài Việt Nam xác lập chủ quyền, kiểm soát và quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả trình bày quan điểm, hướng giải quyết vấn đề Biển Đông của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và các nước trong khối ASEAN. Từ việc lựa chọn và chắt lọc nhiều nguồn thông tin tư liệu, tác giả đã làm rõ diễn biến chính sách của các bên, những quan điểm chiến lược, cũng như chiều hướng vận động mang tính quy luật trong chính sách của các nước lớn liên quan.

SĐKCB: VN-V.11418 đến 11422

 

6.

Hoang Sa Truong Sa la cua VNHoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Những tiếng nói hòa bình và công lý / Quí Lâm, Kim Phượng biên soạn và hệ thống hóa. – H. : Văn hóa thông tin, 2014. – 398 tr. ; 27 cm.

Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau: Phần I: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Phần II: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phần III: Luật biển Việt Nam và quy định mới nhất về thực hiện bảo vệ chủ quyền. Phần IV: Hướng dẫn xử phạt vi phạm trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Phần V: Hành động bảo vệ đất nước của nhân dân và chỉ đạo mới nhất của Chính phủ bảo vệ chủ quyền đúng luật pháp. Phần VI: Những thông tin và sự kiện về tình hình Biển Đông bị xâm phạm..

SĐKCB: VN-V.11423 đến 11425

Cùng chuyên mục