Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), Covid 19, và vai trò trung tâm của ASEAN

10:00 14/08/2020

Ngày 04-06/08/2020 Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế (RSIS), ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore đã tổ chức chuỗi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), Covid 19, và vai trò trung tâm của ASEAN”. Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao tham gia trình bày tại phiên 2 của chuỗi hội thảo này

Sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc đã khiến Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra Triển vọng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) vào năm 2019. Giữa những tầm nhìn cạnh tranh về Ấn Độ – Thái Bình Dương, AOIP đã bổ sung vào cuộc tranh luận về Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ đa phương bao trùm và hợp tác. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã leo thang hơn nữa vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19. Thay vì hợp tác, COVID-19 đã làm tăng thêm căng thẳng Trung-Mỹ làm phương hại đến các giải pháp đa phương cho các thách thức toàn cầu, bao gồm COVID-19. Khi xây dựng AOIP, ASEAN đã cố gắng khẳng định lại tiếng nói của mình về những thay đổi địa chính trị trong khu vực rộng lớn hơn. Tuy nhiên, với các cuộc họp quan trọng bị hoãn lại, chẳng hạn như Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tại Las Vegas, và hội nghị thượng đỉnh do ASEAN dẫn dắt bị giới hạn trong hình thức trực tuyến, ASEAN sẽ khó có thể tăng cường vai trò của mình trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp. ASEAN hiện đang ở trong tình thế khó khăn khi vai trò trung tâm của ASEAN, vốn rất quan trọng trước đây trong việc duy trì hợp tác và đưa khu vực ra khỏi thế hai cực Chiến tranh Lạnh, một lần nữa bị thách thức. Vai trò trung tâm được thể hiện dựa qua việc các cường quốc gây ảnh hưởng thông qua thuyết phục thay vì ép buộc, với ASEAN là nền tảng duy nhất được chấp nhận cho tất cả các cường quốc bên ngoài tham gia vào khu vực. Nhưng liệu những giả định này có còn tồn tại trong bối cảnh căng thẳng giữa các siêu cường ngày càng gia tăng? Làm thế nào để tầm nhìn của ASEAN về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao trùm và hợp tác – chứ không phải chia hai và đối đầu – chuyển thành thực tiễn và mang lại kết quả rõ ràng trong một trật tự khu vực hậu COVID? Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa Đa phương (CMS) của RSIS đã tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến này để thảo luận về môi trường địa chính trị phức tạp mà ASEAN đang phải đương đầu và để giải đáp chi tiết cho các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác./.

Nội dung chi tiết của tọa đàm mời theo dõi tại https://youtu.be/YqwmPDEazPM

Xuân Linh (gt)

Cùng chuyên mục