Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”: Bài toán trong chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Âu
Đầu tháng 3-2021, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời nhằm truyền tải tầm nhìn của Tổng thống Mỹ Joe Biden về cách thức nước Mỹ sẽ can dự với thế giới, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho các bộ, ngành, cơ quan của Mỹ thống nhất về hành động. Theo Hướng dẫn này, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ dành ưu tiên cao nhất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp đến là châu Âu, sau đó tới các khu vực khác. Vấn đề Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” là một trong bốn nội dung trọng tâm (1) mà Mỹ đề cập trong chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Âu.
“Dòng chảy phương Bắc 2” và quan điểm của châu Âu
Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”(2) là một dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên xa bờ từ thành phố Vyborg (Nga) đến thành phố Greifswald (Đức) đi dọc theo đáy biển Baltic, bao gồm cả các đường ống cung cấp khí trên cạn ở Nga và xa hơn nữa là nối liền hệ thống này với khu vực Tây Âu. Hệ thống đường ống trên biển sẽ do Công ty Nord Stream AG - một liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Gazprom (Nga), Tập đoàn Hóa chất đa quốc gia BASF (Đức), Tập đoàn EON và Tập đoàn N. V. Nederlandse Gasunie (Đức, Hà Lan) - lắp đặt và vận hành. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các tập đoàn năng lượng lớn khác vào dự án này, như Uniper, Wintershall (Đức), OMV (Áo), Shell (Anh, Hà Lan), Engie (Pháp). Với giá trị khoảng 9,5 tỷ euro, có công suất vận chuyển là 55 tỷ m³/năm, dự án đang trong giai đoạn cuối ở phần lãnh thổ của Đức và ngày 26-3-2018, Đức đã cấp bộ giấy phép hoàn chỉnh cho việc xây dựng dự án này trong lãnh thổ của mình.
Chi tiết bài viết xem tại đây
PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ucraina kiêm nhiệm Moldova.