Giáo sư Yukari Takamura, ĐH Nagoya Nhật Bản trao đổi và nói chuyện với sinh viên

06:19 09/11/2011

Ngày 3/11/2011 Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội phối hợp cùng Học viện Ngoại giao tổ chức buổi trao đổi và nói chuyện của Giáo sư Yukari Takamura, Đại học Nagoya Nhật Bản với chủ đề: ”Chế độ khí hậu quốc tế sau 2012: thách thức và triển vọng”.giao-su-yukari-takamura-dh-nagoya-nhat-ban-trao-doi-va-noi-chuyen-voi-sinh-vien

Giáo sư Yukari Takamura nói chuyện với sinh viên

Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào. Nguyên nhân chính dẫn tới việc khí hậu toàn cầu bị biến đổi như hiện nay chính là do sự tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Do quá trình phát triển của con người trong các hoạt động công nghiệp đã phát thải một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính. Điều đó đã dẫn tới hậu quả của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, độ ẩm trong không khí tăng, băng ở hai cực trái đất tan ra, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán xảy ra trầm trọng ở nhiều nơi.Khắc phục và cải thiện những hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đó như thế nào cần có sự chung tay góp sức của tất cả các quốc gia. Những việc làm đó đã được các quốc gia thực hiện đến đâu và như thế nào chính là nội dung chính mà Giáo sư Yukari Takamura đưa ra trao đổi và thảo luận cùng sinh viên Học viện. Giáo sư đã đề cập tới những văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu như Luật môi trường, Công ước, Nghị định thư Kyoto, Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu ở Copenhagen…. Giáo sư cũng đề cập tới thất bại của Nghị định thư Kyoto trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, Giáo sư cũng nhấn mạnh tới những nỗ lực của Nhật Bản cũng như các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải cũng như quá trình biến đổi khí hậu.Theo Giáo sư, nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto thì đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 20C; về dài hạn, khả năng tăng thêm 50C là hơn 50%. Giáo sư chia sẻ, thực hiện những hành động như bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện… sẽ góp phần làm giảm phần nào những tiêu cực trong vấn đề biến đổi khí hậu.Giáo sư Yukari Takamura rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu do các bạn sinh viên đưa ra như tại sao Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen lại chưa đạt được hiệu quả trong việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và triển vọng trong tương lai có được một Hiệp ước cụ thể và có hiệu quả hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu hay không. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về một vấn đề toàn cầu, nâng cao nhận thức và có những hành động cụ thể hơn trong việc tham gia bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Cùng chuyên mục