[GIỚI THIỆU SÁCH] Xu hướng phát triển và ch sách của Ấn Độ đối với châu Á - Thái Bình Dương năm 2030
Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại thời cổ đại và là một nước lớn giữ vai trò địa - chính trị quan trọng không chỉ ở khu vực Nam Á hay đối với vùng biển Ấn Độ Dương rộng lớn mà còn cả trên vũ đài chính trị quốc tế ngày nay. Trong hơn hai thập kỷ qua kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phát triển của Ấn Độ đã trở thành một hiện tượng được chú ý và bản thảo nhiều. Nhiều dự báo cho rằng từ nay đến năm 2030, Ấn Độ sẽ vươn lên giành vị trí thứ ba thế giới về kinh tế, thứ tư thế giới về quân sự, trở thành một cường quốc có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong cấu trúc an ninh - chính trị đang định hình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực liên kết hai đại dương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972, tuy vậy, quan hệ thân thiết giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Nehru đặt nền móng từ trước đó rất lâu. Mối quan hệ tốt đẹp này được hai nước duy trì và phát huy trong nước thời gian qua, cho đến nay đã được năng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng đóng vai trò quan trọng trong nội dung đối ngoại của Việt Nam hiện nay và trong tương lai chung của quan hệ đối ngoại Việt Nam với toàn vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên trường quốc tế
Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm một khía cạnh quan trọng của đất nước Ấn Độ hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc Sự thật xuất bản cuốn sách "Xu hướng phát triển và chính sách của Ấn Độ đối với châu Á - Thái Bình Dương năm 2030". Cuốn sách điểm lại quan điểm và hoạt động ngoại của Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh lạnh tới nay, phân tích những đặc điểm khách quan và chủ quan các mặt của đất nước Ấn Độ để đưa ra dự báo về chính sách đối ngoại của Ấn Độ c với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai. Dự báo này cũng cung cấp cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm phát triển quan hệ Việ Nam - Ấn Độ theo hướng có hiệu quả nhất, tranh thủ được vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực. Với việc cung cấp và sử dụng khung lý thuyết về sức mạnh quốc gia và mối liên hệ giữa sức mạnh và chính sách đối ngoại của quốc gia, được minh chứng bởi những phân tích và dự báo có cơ sở khoa học và thực tiền về trường hợp của Ấn Độ, cuốn sách có thể được sử dụng làm giáo trình cho các chương trình đào tạo chuyên sâu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, đặc biệt trong những vấn đề có liên quan đến Ấn Độ và các quốc gia tầm trung tại Việt Nam.
TS. Đặng Cẩm Tú là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao - Học viện Ngoại giao