Sách Châu Âu tháng 04/2013
1.
Liên minh Châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Đinh Công Tuấn. – H. : Khoa học Xã hội, 2011. – 289tr.
Tài liệu phân tích, nghiên cứu, đánh giá những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của EU trong giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời vạch ra ba kịch bản và dự báo xu hướng phát triển của EU giai đoạn 2011 – 2020, đánh giá những xu hướng phát triển của EU đối với thế giới, khu vực Châu Âu và Việt Nam trong thời gian tới.
SĐKCB: CAU-V.00331 đến 00334
2.
Xây dựng nền kinh tế thị trường: Kinh nghiệm của Hungary và bài học vận dụng cho Việt Nam / Lê Du Phong, Trịnh Mai Vân, Hồ Thị Hải Yến. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 243 tr.
Bên cạnh việc phân tích thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Hungary – một nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây đã đạt được những thành công quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường, cuốn sách đã khái quát quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần vận dụng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào thực trạng phát triển nền kinh tế thị trường thực tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay, các tác giả đã đưa ra những giải pháp có tính chất đột phá để đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
SĐKCB: CAU-V.00329, 00330
3.
Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác của Việt Nam đến năm 2020 / Bùi Nhật Quang. – H. : Khoa học Xã hội, 2013. – 239tr. ; 20 cm.
Cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Chương 2: Một số vấn đề phát triển nổi bật của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ như: Cải cách để gia nhập Liên Minh Châu Âu; Phát triển quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ; Khẳng định vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Trung Đông. Chương 3: Những lợi thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ quốc tế và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020.
SĐKCB: CAU-V.00340 đến 00344
4.
Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam / Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú. – H. : Chính trị quốc gia, 2012. – 279tr. ; 20 cm.
Cuốn sách tập trung trình bày bốn nội dung: Thứ nhất, hệ thống quan điểm của CJEU về nội hàm của quyền tự do cung cấp hàng hóa và quyền tự do cung cấp dịch vụ với tư cách là hai trong bốn quyền tự do kinh tế cơ bản ở EU. Thứ hai, cách tiếp cận và phương pháp của CJEU trong việc xác định tính hợp pháp và hợp lý của các biện pháp hạn chế quyền tự do cung cấp dịch vụ trên cơ sở viện dẫn các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đặc biệt là trật tự công cộng, đạo đức xã hội, quyền tự do hợp đồng và quyền tự do cạnh tranh. Thứ ba, quan điểm pháp luật ở Việt Nam về quyền tự do kinh doanh, tiếp cận từ góc độ hạn chế quyền tự do kinh doanh. Thứ tư, xem xét khả năng rút kinh nghiệm từ quan điểm của CJEU về quyền tự do cung cấp dịch vụ trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh trên phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam.
SĐKCB: CAU-V.00345, 00346