Sách Đông Nam Á tháng 06/2012
1.
Khung thể chế phát triển bền vững của một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam / Lưu Bách Dũng (cb); Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Thị Kim Dung… - H. : Khoa học Xã hội, 2011. - 224 tr.
Cuốn sách đi từ một số vấn đề lý luận về khung thể chế phát triển bền vững, đến việc tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của khung thể chế phát triển bền vững ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore; nêu rõ các thành công và chưa thành công, tìm ra nguyên nhân từ đó rút ra bài học thiết thực cho Việt Nam.
2.
ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam / Nguyễn Duy Dũng (cb); Nguyễn Phương Bình, Nguyễn Thu Mỹ… - H. : Khoa học xã hội, 2012. - 224 tr.
Tác giả tập trung phân tích, đánh giá quá trình hình thành và xây dựng Cộng đồng AC trong thời gian qua; phân tích những vấn đề nổi bật đang và sẽ đặt ra trong quá trình chuyển từ Hiệp hội (ASEAN) thành Cộng đồng (AC); đánh giá những tác động chủ yếu đến Việt Nam và đề xuất các gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy liên kết và gia tăng vai trò của Việt Nam trong AC hiện nay và thời gian tới.
3.
Mianma lịch sử và hiện tại / Chu Công Phùng (cb); Vũ Văn Minh, Trần Phước Anh… - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011. - 421 tr.
Thông qua cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu biết sâu thêm về con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, những tiềm năng và thế mạnh của đất nước Mianma, mà trên thực tế có nhiều nét gần gũi, tương đồng với lịch sử, đất nước, con người Việt Nam chúng ta.
4.
Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Trương Duy Hòa (cb); Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Hào Hùng… - H. : Khoa học Xã hội, 2012. - 247 tr.
Tác giả tập trung phân tích bối cảnh chung của khu vực và thế giới đầu thế kỷ XXI tác động đến tình hình phát triển chính trị ở Lào như thế nào; đánh giá những vấn đề nổi bật trong phát triển ở Lào cả về chính trị và kinh tế; dự báo tình hình phát triển chính trị - kinh tế ở Lào giai đọan 2011 - 2020 và tác động đến Việt Nam.