Sách Đông Nam Á tháng 7/2017

10:47 07/07/2017

1.

Lược sử lập hiến các quốc gia Đông Nam Á / Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa. – T.P. Hồ Chí Minh : Nxb Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh, 2014. – 628 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách trình bày lịch sử ra đời và từng bước hoàn thiện Hiến pháp của 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á; đặc biệt là đầy đủ sự kiện liên quan đến các bản Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay.

SĐKCB: CA-V.1728 đến 1732




2.

Những thay đổi trong văn hóa và tôn giáo của Đông Nam Á / Niels Mulder; Đông Hương dịch. – H. Từ điển bách khoa, 2014. – 302 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách là một chuyên luận về việc nhận dạng những đặc điểm xã hội, văn hoá và tôn giáo, của các cộng đồng người Thái, người Java và người Philippines, xác định những mối quan hệ trong đời sống hàng ngày và những tư tưởng chỉ đạo chúng. Việc nhận dạng văn hoá và tôn giáo sẽ dẫn đến những đánh giá về quá trình thay đổi đã diễn ra như thế nào tại khu vực có tầm quan trọng ngày càng lớn này của thế giới.

SĐKCB: CA-V.1733 đến 1737



3.

Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN tầm nhìn tới năm 2025 / Luận Thùy Dương - H.: Chính trị quốc gia, 2017. - 215 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách gồm 3 chương, là công trình mà tác giả dành nhiều tâm huyết, vừa nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng tới nay, vừa đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức đã và đang đặt ra cho Cộng đồng trong thời gian qua nhằm xây dựng tầm nhìn tới năm 2025. Bên cạnh đó, tác giả cũng dành một chương để viết về sự tham gia tích cực của Việt Nam vào Cộng đồng và những khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong Cộng đồng tới năm 2025.

SĐKCB: CA-V.1898 đến 1902


4.

Xúc tiến hội nhập kinh tế Cộng đồng ASEAN / Trần Công Thanh - H.: Thông tin và Truyền thông, 2017. - 113 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách đóng góp giải pháp về vấn đề kết nối và tận dụng cơ hội mở rộng quan hệ thương mại, dịch vụ, đầu tư với 10 quốc gia ASEAN; cung cấp khái niệm, định dạng hệ thống hành lang kinh tế kết nối Cộng đồng ASEAN dựa trên sự mở rộng hành lang kinh tế Đông – Tây. Từ đó xúc tiến mở rộng và tạo hành lang kết nối thương mại xuyên lục địa từ châu Á tới châu Âu. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đưa ra các ý kiến về giải pháp điều chỉnh hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật của Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở một số quốc gia Đông Á, các giải pháp xúc tiến hội nhập kinh tế Cộng đồng ASEAN.

SĐKCB: CA-V.1893 đến 1897

Cùng chuyên mục