Sách Quan hệ quốc tế (Tiếng Việt) tháng 2/2013
1. hệ quốc tế thời hiện đại: Những vấn đề mới đặt ra / Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành. - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. - 527 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách đưa ra cách tiếp cận mới về một số vấn đề nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế: nguồn gốc Chiến tranh Lạnh; quan hệ giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ - Trung Quốc, Nga - Trung Quốc, Mỹ - Nga…; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu (EU), châu Phi… Đồng thời cuốn sách còn nêu vấn đề, trao đổi về phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử.
SĐKCB: QHQT-V.02323 đến 02327
2. Chính trị học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (2007 - 2012) / Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. - 587 tr. ; 24 cm.
Nội dung cuốn sách gồm 5 phần: Lịch sử tư tưởng và các học thuyết chính trị. Lý luận chung về chính trị học. Chính trị học so sánh. Những vấn đề chính trị Việt Nam hiện đại và Khoa học lãnh đạo và quản lý.
SĐKCB: QHQT-V.02369 đến 02371
3. Chính trị học so sánh: Từ cách tiếp cận hệ thống cấu trúc chức năng/ Ngô Huy Đức, Trịnh Thị Xuyến (Cb); Đinh Thị Hà… - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. - 467 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách phân tích một số mô hình hệ thống chính trị của một số nước tiêu biểu trên thế giới như: Hệ thống chính trị Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hệ thống chính trị Cộng hòa Pháp, Hệ thống chính trị Nhật Bản, Hệ thống chính trị Trung Quốc… Từ đó so sánh giá trị và hạn chế của các hệ thống chính trị.
SĐKCB: QHQT-V.02372 đến 02376
4. Hỏi - Đáp về “Diễn biến hòa bình” và “Cách mạng màu” / Phạm Ngọc Hiền. - H.: Chính trị quốc gia, 2011. - 251 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách bao gồm các câu hỏi và trả lời về “Diễn biến hòa bình” trên nhiều phương diện khác nhau nhằm giúp bạn đọc có những nhận thức và hiểu biết rõ hơn về “Diễn biến hòa bình”, bao gồm: những kiến thức cơ bản về “Diễn biến hòa bình”, “Diễn biến hòa bình” ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những kiến thức cơ bản về “Cách mạng màu”, “Cách mạng màu” ở một số nước trên thế giới, nguy cơ “Diễn biến hòa bình” và “Cách mạng màu” ở Việt Nam.
SĐKCB: QHQT-V.02360 đến 02364
5. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI / Nguyễn Duy Hùng, Khuất Duy Kim Hải, Nguyễn Viết Thông… biên tập. - H.: Chính trị quốc gia, 2012. - 311 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách tập trung phân tích các đặc điểm của thế giới đương đại; thực trạng và xu hướng phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và chủ nghĩa tư bản hiện đại; quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong những điều kiện và hoàn cảnh mới; cơ hội và thách thức đối với chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra đối với các đảng cộng sản, phong trào cách mạng trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững và những đột phá để phát triển bền vững cũng như một số vấn đề lý luận và thực tiễn cụ thể khác.
SĐKCB: QHQT-V.02383 đến 02385
6. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố / Paul Allan Schott. - Tái bản lần thứ 2, có phần bổ sung về Khuyến nghị đặc biệt số IX. - H. : Văn hoá Thông tin, 2007. - 295tr. ; 23cm.
Cuốn sách trình bày về định nghĩa, giải thích, tác động của rửa tiền. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế hợp tác đưa ra biện pháp, hệ thống pháp luật và những sáng kiến về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.
SĐKCB: QHQT-V.02388 đến 02389