Sách Truyền thông - Văn hóa đối ngoại tháng 10/2012

04:21 04/10/2012

1.

Phong-cach-PR-chuyen-nghiepPhong cách PR chuyên nghiệp / Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Ngọc Châu. – H. : Lao động xã hội, 2012. – 227 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách gồm bốn phần, đề cập những điều cơ bản nhất của một người làm PR: Viết thông cáo báo chí; kỹ năng tạo dựng quan hệ với giới truyền thông; cách thức tổ chức họp báo; phương pháp làm việc hiệu quả giữa doanh nghiệp và công ty truyền thông.

SĐKCB: VN-V.10488 đến 10492

 



2.

Truyen-thong-ly-thuyet-va-ky-nang-co-banTruyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản / Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 314 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng; cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng... của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông.    

SĐKCB: VN-V.10476 đến 10482

 

3.

HD-soan-thao-van-ban-trong-linh-vuc-thong-tin -truyen-thongHướng dẫn soạn thảo văn bản trong lĩnh vực thông tin và truyền thông / Lê Minh Toàn. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 335 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách bao gồm một số vấn đề về khái niệm, phân loại văn bản quy phạm pháp luật, các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; những yêu cầu của công tác văn thư, hướng dẫn cách soạn thảo và ban hành văn bản, quản lý văn bản đi – đến, quản lý và sử dụng con dấu; hướng dẫn chung về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý nhà nước nói chung. Đồng thời, cuốn sách tập trung trình bày về công tác soạn thảo, thẩm định ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

SĐKCB: VN-V.10419, 10420

 

4.

PR-kien-thuc-co-ban-va-dao-duc-nghe-nghiepPR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp / Đinh Thị Thúy Hằng (cb); Mạch Lê Thu, Nguyễn Thị Minh Hiền. – H. : Lao động Xã hội, 2009. – 173 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách giới thiệu khái quát về PR: PR là gì, lịch sử phát triển, các hoạt động chuyên nghiệp của PR, mối quan hệ của PR với truyền thông, những chiến lược trong PR, và hơn hết là đặt ra các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp PR.

SĐKCB: VN-V.10483 đến 10487

 


5.

PR-theo-kieu-MyPR theo kiểu Mỹ: Thúc đẩy PR trong thế giới công nghệ số / Robert L. Dilenschneider. - H. : Lao động Xã hội, 2012. – 411 tr. ; 20 cm.

Đây là cẩm nang hữu ích đưa ra giải pháp cho những khó khăn, bế tắc của các doanh nghiệp, các nhà quản lý trong thời đại đầy biến động này. Cuốn sách không chỉ mang đến cho các nhà điều hành một cái nhìn tổng quan về những biến đổi của thế giới kinh doanh, thế giới công nghệ số trong thập niên gần đây mà còn đem đến những chiến lược tinh vi mà bất kỳ nhà truyền thông, maketting giỏi nào muốn thành công cũng cần phải có. Cuốn sách cũng đưa ra hướng dẫn cho các chuyên gia maketting, PR những cách thức kết hợp hiệu quả truyền thông cổ điển với truyền thông hiện đại dựa trên nền tảng website.

SĐKCB: VN-V.10493 đến 10497

 

6.

Bao-chi-va-thong-tin-doi-ngoaiBáo chí và thông tin đối ngoại / Lê Thanh Bình (cb); Thái Đức Khải, Phạm Việt Long… - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 298 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách cung cấp lý luận chung về lĩnh vực truyền thông đại chúng, báo chí, thông tin đối ngoại; tổng quan về truyền thông đại chúng ở Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về truyền thông đại chúng, công tác đối ngoại và thông tin đối ngoại. Ngoài ra các tác giả còn giúp bạn đọc phân biệt các thể loại báo chí; đánh giá vai trò của báo chí đối với thông tin đối ngoại; phân tích thực trạng công tác thông tin đối ngoại, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

SĐKCB: VN-V.10518 đến 10547

 

 

Cùng chuyên mục