Sách Truyền thông - Văn hóa đối ngoại tháng 10/2015

03:59 28/10/2015

1.

1-Truyen thong giao luu van hoaTruyền thông giao lưu văn hóa với vấn đề bảo vệ lợi ích và an ninh văn hóa quốc gia / Lê Thanh Bình, Vũ Trọng Lâm. – H. : Thông tin và Truyền thông, 2015. – 196 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách phân tích một số vấn đề lý luận về truyền thông giao lưu văn hóa, lợi ích văn hóa quốc gia và an ninh văn hóa quốc gia; Kinh nghiệm của một số nước về truyền thông giao lưu văn hóa với vấn đề bảo vệ lợi ích và an ninh văn hóa quốc gia; Thực trạng truyền thông giao lưu văn hóa với vấn đề bảo vệ lợi ích và an ninh văn hóa ở Việt Nam. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển truyền thông giao lưu văn hóa gắn với bảo vệ lợi ích và an ninh văn hóa quốc gia.

SĐKCB: TTVH-V.00533 đến 00534

2.

2-PR tu chua biet den chuyen giaPR từ chưa biết đến chuyên gia / Hoàng Xuân Phương. – H. : Lao động Xã hội, 2015. – 307 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách khát quát các nội dung kiến thức của ngành PR từ cơ bản cho đến nâng cao, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngành quan hệ công chúng. Cuốn sách là cẩm nang cung cấp các kiến thức và lời khuyên nghề nghiệp cho những ai muốn tìm hiểu và bước chân vào lĩnh vực này.

SĐKCB: TTVH-V.00544 đến 00547

 

 

 3.

3-Mot so van de ve kinh te bao inMột số vấn đề về kinh tế báo in / Đinh Văn Hường, Bùi Chí Trung. – H. : Đại học quốc gia Hà Nội, 2015. – 275 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách xác lập một cách cơ bản, hệ thống các học thuyết về kinh tế truyền thông đang phổ cập trên thế giới hiện nay; Khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động kinh tế chủ yếu của báo in Việt Nam những năm vừa qua, đồng thời hệ thống hoá bước đầu các hoạt động đó từ góc nhìn kinh tế báo chí; Hệ thống hoá quan điểm, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về hoạt động kinh tế báo chí truyền thông thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế; Tìm hiểu nhưng kinh nghiệm chủ yếu của kinh tế báo chí truyền thông thế giới nhằm tham khảo vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thế của báo chí truyền thông Việt Nam, trong đó có báo in; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để báo in nước ta hoạt động kinh tế năng động, hiệu suất, hiệu quả cao hơn trước yêu cầu và bối cảnh mới; Góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới tại Việt Nam: Kinh tế học báo chí truyền thông hay rộng hơn là ngành công nghiệp truyền thông.

SĐKCB: TTVH-V.00530 đến 00532

4.

4-Bien tap bao chiBiên tập báo chí / Nguyễn Quang Hòa. – H. : Thông tin và Truyền thông, 2015. – 186 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách sẽ trả lới cho bạn đọc các câu hỏi như: Những ai biên tập báo chí? Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì? Những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hy hữu xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những nguyên tắc khi biên tập; Người biên tập cần những tố chất gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện? Những loại kiến thức biên tập viên phải có để phục vụ cho công việc; Những điều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao… Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ở các tòa soạn (hoặc các trang điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình).

SĐKCB: TTVH-V.00553 đến 00557

5.

5-Xa hoi hoa hoat dong xuat banXã hội hóa hoạt động xuất bản: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Nguyên. – H. : Chính trị quốc gia, 2015. – 367 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách phân tích một số vấn đề lý luận về xã hội hóa hoạt động xuất bản; Thực trạng quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản ở Việt Nam; Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển, quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản, in phát hành ở Việt Nam.

SĐKCB: TTVH-V.00563

Cùng chuyên mục