Sách Truyền thông - Văn hóa đối ngoại tháng 2/2014
1. Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn / Hoàng Đình Cúc (cb); Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Dũng… - H. : Chính trị quốc gia, 2013. - 320 tr. ; 21 cm.
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận về đạo đức nghề báo; quan điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, đạo đức nghề báo; và thực trạng đạo đức nghề báo Việt Nam hiện nay với những bất cập, những vấn đề cấp bách trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí hay việc truyền tải những thông tin không trung thực, thiếu chính xác vi phạm đạo đức nghề báo. Qua đó, các tác giả đã phác thảo hệ tiêu chí về chuẩn mực đạo đức nghề báo hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức nghề báo đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
SĐKCB: TTVH-V.00320 đến 00323
2. Ngôn ngữ báo chí / Vũ Quang Hào - H. : Thông Tấn, 2012. - 330 tr. ; 24 cm.
Cuốn sách trình bày về ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; danh pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ tít báo; ngôn ngữ phát thanh… cho đến ngôn ngữ quảng cáo và ngôn ngữ quảng bá báo chí.
SĐKCB: TTVH-V.00324 đến 00329
3. Sự đa dạng văn hóa đối thoại giữa các nền văn hóa - Một góc nhìn từ Việt Nam / Phạm Xuân Nam. - In lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung. - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 648 tr. ; 21 cm.
Cuốn sách gồm sáu phần nội dung chủ yếu: 1. Nhận thức về sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá. 2. Những hoạt động sáng tạo giá trị văn hoá cội nguồn của dân tộc ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc. 3. Kết hợp đối thoại văn hoá với nhiều hình thức đấu tranh khác trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. 4. Đối thoại giữa nền văn hoá Đại Việt với một số nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới thời trung đại. 5. Tiếp xúc, giao lưu, đối thoại ngày càng mở rộng giữa văn hoá Việt Nam với nhiều nền văn hoá trên thế giới thời cận - hiện đại. 6. Bài học lịch sử và vấn đề đương đại của việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chủ động tham gia đối thoại giữa các nền văn hoá trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay.
SĐKCB: TTVH-V.00246 đến 00255
4. Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng đổi mới, hội nhập và phát triển / Đỗ Huy. - H. : Thông tin và truyền thông, 2013. - 421 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách được tác giả nghiên cứu sâu sắc trên bình diện lý luận về bản chất của văn hóa theo quan niệm Mác xít và đối thoại những quan điểm ngoài Mác xít nhằm khẳng định rõ hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là thế hệ tư tưởng chính thống của văn hóa Việt Nam hiện đại. Tác giả đã trình bày hành trình của quá trình giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển văn hóa dưới ánh sáng của hệ tư tưởng này và dự báo về bước phát triển mới của văn hóa Việt Nam trong thập niên thứ hai đầu thế kỷ XXI.
SĐKCB: TTVH-V.00256 đến 00259
5. 100 ý tưởng PR tuyệt hay / Jim Blythe; Mạc Tú Anh dịch. - TP. Hồ Chí Minh. : Trẻ, 2013. - 232 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách mang tới cho người đọc những ý tưởng nền tảng từ các chuyên gia PR giàu kinh nghiệm, một số ý tưởng phù hợp với những công ty nhỏ, một số hiệu quả với các công ty lớn hơn, có ý tưởng hiệu quả với các tổ chức phi lợi nhuận, một số thì hiệu quả với các tổ chức thương mại… Người đọc cũng tìm được những ý tưởng hiệu quả trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất hoặc bán lẻ.
SĐKCB: TTVH-V.00291 đến 00295
6. Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn / Nguyễn Thế Kỷ. - H. : Thông tin và truyền thông, 2013. - 321 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách khắc họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí nước nhà; những vấn đề then chốt trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Đó là công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí cả nước; là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí trên các mặt: bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp; báo chí với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đối ngoại, bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc…
SĐKCB: TTVH-V.00286 đến 00290
7. Bốn học thuyết truyền thông / Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm; Lê Ngọc Sơn dịch. - H. : Tri thức, 2013. - 263 tr. ; 20 cm.
Cuốn sách đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây có: Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỉ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli; Thuyết Tự do hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục hưng; Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lí thời kì Phục hưng; và Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.
SĐKCB: TTVH-V.00276 đến 00280
8. Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc / Nguyễn Thị Phương Châm. - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 324 tr. ; 21 cm.
Cuốn sách nghiên cứu quá trình tương tác giữa thanh niên với internet thông qua trải nghiệm cá nhân của những người trong cuộc xem họ đã kết nối mạng lưới xã hội ra sao và thể hiện bản sắc thế nào trong thế giới của internet; những sự tương tác đó, những sự trải nghiệm đó ở thanh niên sẽ nói lên điều gì, thay đổi điều gì cho cách hiểu của chúng ta về internet, về văn hoá mạng và về đời sống văn hoá của giới trẻ cũng như những biến đổi văn hoá, xã hội hiện nay.
SĐKCB: TTVH-V.00281 đến 00285
9. Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập / Hội nhà báo Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. - H. : Thông tin và truyền thông, 2013. - 351 tr. ; 24 cm.
Cuốn sách gồm 34 bài tham luận tại Hội thảo Khoa học “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” của các nhà báo, nhà khoa học và nhà quản lí báo chí. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những kết quả nghiên cứu lý luận, những kinh nghiệm nghề nghiệp sinh động, đưa ra một số gợi ý, đề xuất có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động tác nghiệp, quản lý báo chí và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học…
SĐKCB: TTVH-V.00308 đến 00317
10. Sổ tay công tác thông tin đối ngoại / Vụ thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao. - H. : 2013. - 85 tr. ; 20 cm.
Cuốn sổ tay giới thiệu khái niệm và yêu cầu chung về công tác thông tin đối ngoại tại Bộ Ngoại giao, tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu những nhiệm vụ chính trong công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao và những nhiệm vụ chính trong công tác thông tin đối ngoại tại cơ quan đại diện. Bên cạnh đó, cuốn sổ tay còn giới thiệu một số kinh nghiệm triển khai công tác thông tin đối ngoại cũng như cung cấp các đầu mối cần thiết để cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại có thể liên hệ.
SĐKCB: TTVH-V.00330 đến 00379