Sách Việt Nam - đối nội tháng 8/2012

03:37 08/08/2012

1.

Nhung-nhan-thuc-moi-ve-CNXHNhững nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch (cb); Hoàng Chí Bảo… - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 317 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới. Đưa ra những điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dự báo xu hướng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới. Từ đó đưa ra một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm bổ sung, phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới.

                                                        SĐKCB: VN-V.10298 đến 10302

 

2.

Cac-DH-va-Hoi-nghi-TW-cua-DCSVNCác đại hội và hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới / Lê Mậu Hãn, Thái Phương. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 236 tr. ; 19 cm.

Cuốn sách dày 236 trang, giới thiệu khái quát, có hệ thống các đại hội và hội nghị Trung ương, tiểu sử tóm tắt Tổng Bí thư và danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa thời kỳ đổi mời từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XI.

                                                    SĐKCB: VN-V.10349, 10350

 



3.

He-thong-phan-tang-xa-hoi-o-VNHệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Qua những cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 – 2006 - 2008 / Đỗ Thiên Kính. – H. : Khoa học Xã hội, 2012. – 164 tr. ; 21 cm

Tác giả nêu lên cơ sở số liệu và phương pháp luận nghiên cứu về cơ cấu giai tầng ở Việt Nam; phân tích thực trạng và xu hướng biến đổi của hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Từ đó đưa ra kết luận và một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam.

                                                    SĐKCB: VN-V.10341, 10342


 

4.

Giai-phong-doi-moi-phat-trien-vi-CNXHGiải phóng, đổi mới phát triển vì chủ nghĩa xã hội / Nguyễn Văn Huyên (cb); Phạm Thế Lực. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 440 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý luận về giải phóng, đổi mới, phát triển; thực trạng của quá trình giải phóng, đổi mới, phát triển vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua đó đề ra phương hướng và giải pháp tiếp tục giải phóng, đổi mới, phát triển vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

                                                    SĐKCB: VN-V.10337, 10338

 



5.

Quan-he-giua-doi-moi-kinh-te-va-doi-moi-chinh-tri-o-VNQuan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam / Dương Xuân Ngọc (cb); Hoàng Đình Cúc, Lưu Văn An… - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 463 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; những nhân tố tác động và thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; đồng thời nêu lên giải pháp về nhận thức và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam.

                                                      SĐKCB: VN-V.10294 đến 10297

 



6.

Mot-so-van-de-ve-dau-tranh-quoc-phong-o-VNMột số vấn đề đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam hiện nay / Trần Đăng Bộ (cb); Dương Văn Minh, Phạm Anh Tuấn… - H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 234 tr. ; 20 cm.

Đấu tranh quốc phòng là hoạt động cơ bản để giải quyết các mối quan hệ nhằm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Cuốn sách góp phần từng bước làm rõ những vấn đề về đấu tranh quốc phòng, nhân tố tác động, xu hướng và yêu cầu đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam hiện nay.

                                                      SĐKCB: VN-V.10303 đến 10307





7.

Nguon-luc-tri-tue-VNNguồn lực trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng / Nguyễn Văn Khánh. – H. : Chính trị Quốc gia, 2012. – 475 tr. ; 24 cm.

Thông qua nguồn tư liệu phong phú đã được chắt lọc, bằng những luận chứng khoa học và súc tích, các tác giả cuốn sách đã tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này. Từ đó, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong thế kỷ XXI.

                                                      SĐKCB: VN-V.10336

Cùng chuyên mục