Sinh viên Ngoại Giao tìm hiểu về “Nền công nghiệp sáng tạo nghệ thuật”

09:59 25/04/2019

 Sáng 24/4/2019, Khoa Kinh tế Quốc tế Học viện Ngoại giao đã chủ trì tổ chức buổi Tọa đàm về “Nền công nghiệp sáng tạo Văn hóa đúng nghĩa tại Việt Nam” với sự tham dự của khách mời đặc biệt, Đạo diễn Việt Tú cùng hàng trăm sinh viên Ngoại giao.

<Toàn cảnh buổi Hội thảo>

Tới dự và chủ trì tại sự kiện có PGS.TS Đặng Hoàng Linh, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế; và các cán bộ, giảng viên của Học viện Ngoại giao.

< PGS.TS Đặng Hoàng Linh phát biểu tại sự kiện>

Với tầm hiểu biết và vốn kinh nghiệm phong phú, cũng là người tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn và quảng bá các sáng tạo nghệ thuật, Đạo diễn Việt Tú đã thổi lửa cảm hứng cho các bạn trẻ ngoại giao các nội dung chuyên sâu về giá trị của nền công nghiệp văn hóa và thực tiễn tại Việt Nam.

<Đạo diễn Việt Tú chia sẻ tại sự kiện>

Đạo diễn Việt Tú khẳng định, các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc góp phần củng cố tầm ảnh hưởng của quốc gia. Văn hóa nghệ thuật chính là một quyền lực mềm có mối quan hệ tương quan với Chính trị Ngoại giao và Kinh tế. Điều này được thể hiện rõ nét qua chiến lược quảng bá tạo nên các dấu ấn văn hóa có tầm ảnh hướng của một số nước phương Tây và châu Á.

< Chia sẻ của Đạo diễn Việt Tú thu hút sự quan tâm đặc biện của các bạn sinh viên Ngoại giao>

Theo đó, trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự xuất hiện tràn làn của các trường trình biểu diễn nghệ thuật văn hóa không được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng hay hàng loạt các sự kiện truyền thông, quảng cáo của các nhãn hàng đã làm người dân quen dần với việc thưởng thức miễn phí các tác phẩm nghệ thuật. Những nguyên nhân trên tạo thói quen tiêu dùng không bỏ tiền cho việc thưởng thức các sáng tạo nghệ thuật, đẩy người nghệ sĩ vào ngõ cụt của sự sáng tạo, là nguyên đã tạo ra sự hạn chế trong ngành công nghiệp sang tạo trong nghệ thuật và hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hóa.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, thiếu chế tài bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một rào cản lớn, làm hạn chế động lực sáng tạo của các nghệ sĩ.

Thực trạng trên là một nút thắt cần được gỡ, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. Theo diễn giả Việt Tú, chúng ta có thể đứng trước nguy cơ trở thành “điểm mù” trong sáng tạo nghệ thuật. Điều này cũng là lý giải cho sự thiếu vắng các show diễn lớn từ các nghệ sĩ tên tuổi lừng danh quốc tế tại thị trường nước ta. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các bạn trẻ nói riêng và người dân nói chung song song với quá trình hoàn thiện thể chế về bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với các thành quả sáng nghệ thuật là quan trọng hơn bao giờ hết.

Qua chia sẻ cởi mở cùng với phần hỏi đáp sôi nổi với các bạn sinh viên cùng những dẫn chứng sinh động, Đạo diễn Việt Tú đã khơi dậy sự quan tâm ham học hỏi và mở rộng những thông tin đa chiều từ các bạn trẻ ngoại giao

<Sinh viên Ngoại giao và diễn giả chụp ảnh kỉ niệm sau hội thảo>

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hai năm vừa qua Đạo diễn Việt Tú có các buổi chia sẻ với sinh viên Ngoại giao. Buổi tọa đàm đã diễn ra thực sự sôi nổi, hấp dẫn và ý nghĩ với sinh viên Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao, với một loạt các trao đổi học thuật và thực tiễn về việc tranh kiện sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, giải pháp nâng cao nhận thức coi trong bản quyền tác giả, cơ chế hoàn thiện hành lang pháp luật thông qua các án lệ và phương thức kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật.

PGS.TS Đặng Hoàng Linh cho biết: “Các sự kiện tương tự nhằm mang đến cho các bạn trẻ ngoại giao cái nhìn mới mẻ, đánh giá toàn diện luật chơi chung trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước trên nhiều góc độ kinh tế, văn hóa và kinh doanh sáng tạo nghệ thuật và hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hóa”

Sỹ Hùng - KTQT

Cùng chuyên mục