Số 17 - Châu Á: hành trang vào thế kỷ 21

08:40 21/03/2012

Châu Á: hành trang vào thế kỷ 21

Tác giả: Lưu Quí Tân.

1. Liệu hiện tượng suy thoái gần đây có ảnh hưởng đến sự diệu kỳ của châu A'?

"Châu A' diệu kỳ", điều đó đã được công nhận. Nhưng bước vào thế kỷ 21, châu A' có mang theo điều diệu kỳ đó không ? Đã có một số nhà phân tích và kinh tế học tỏ ra băn khoăn về vấn đề này.

Quả thật gần đây, tình hình ở một số nước hàng đầu châu A' đang gặp khó khăn. Lấy riêng năm 1996, tuy mức tăng trưởng trung bình ở những nước này vẫn đạt trên dưới 7%, nhưng mức xuất khẩu đã giảm sút hầu khắp các nước. Từ Singapore đến Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... bắt đầu thiếu hụt ngoại tệ và thâm hụt cán cân thương mại. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài tình trạng đó.

Trường hợp được giới quan sát hiện nay nói đến nhiều nhất là Hàn Quốc, một nước vừa được mời gia nhập khối OECD. Theo bản cân đối cuối năm 1996 phản ảnh trên giới báo chí, Hàn Quốc và Thái Lan là hai nước có suy giảm nhiều nhất (trên 50 tỉ USD). Tuy vẫn tiếp tục nằm trong hàng ngũ những nước công nghiệp tiên tiến, nhưng Hàn Quốc còn có những chỗ yếu như chi phí lao động cao, cạnh tranh giữa đồng yên và đồng von, thị trường điện tử thua thiệt, nền kinh tế đang phải qua thời kỳ suy thoái khá nghiêm trọng. Những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc, mà lợi nhuận đạt mức kỷ lục trong thời gian kinh tế thịnh vượng, ngày nay thu nhập đang bị giảm sút. Các nhà kinh doanh vừa mới đây còn tự cho là sẽ nhanh chóng đuổi kịp Nhật Bản, ngày nay có vẻ giảm bớt lòng tin ở tương lai. Ông chủ tịch tập đoàn Sunkyong kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh khẩn cấp tạm đình chỉ việc tăng lương trong 5 năm và cắt giảm tỉ lệ lãi suất. Bộ phận hàng dệt trong tập đoàn Sunkyong đã đề ra chế độ nghỉ hưu sớm, đồng thời giảm bớt 850 công nhân, tức là 30% tổng số biên chế. Nhiều công ty khác cũng sắp sửa làm theo gương đó.

Ngân hàng thế giới (WB) vừa mới phát đi thông báo nhan đề: "Phải chăng điều diệu kỳ ở Đông A' đã qua rồi ?" nhấn mạnh sự suy thoát chỉ là tạm thời. Theo các phân tích chung, lý do thúc đẩy các nền kinh tế châu A' tiếp tục phát triển vẫn là căn bản. Tiềm năng của châu A' còn rất lớn và mức tăng trưởng kinh tế vẫn còn có thể tiếp tục.

Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học, tình hình suy thoái có thể kéo dài một thời gian nữa, nhưng vẫn chỉ là tạm thời. Họ cho hiện tượng giảm sút hiện nay là một tất yếu không tránh khỏi được trong quá trình trưởng thành, và do những nguyên nhân không phải không khắc phục được. Họ gọi đây là những "Hội chứng phát triển cổ điển châu A'" (Classic Asian development syndrome). Còn nguyên nhân chủ yếu, họ cho là do những chính sách tiền tệ và thuế má quá chặt chẽ, và sự suy giảm trong thị trường điện tử và bán dẫn.

Muốn sửa chữa những khuyết điểm trên để nền kinh tế có thể tiến mạnh hơn, trước tiên châu A' phải nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Cũng theo WB, châu A' còn phải quan tâm nhiều hơn đến công bằng xã hội, nâng cao giáo dục và bảo vệ môi sinh. Trong một nền kinh tế thị trường, điều cần thiết nhất là phải có một hoạt động ngân hàng nhanh chóng và có hiệu quả. Cho nên, cải tổ trong ngân hàng cũng là một điều kiện để tiến lên, mà điều trước tiên là "sự giải phóng về tài chính" như hiện nay đang bắt đầu thực hiện, tuy mức độ khác nhau, ở Bangkok, Kuala Lumpur, Manila, Seoul, Đài Bắc...

Ngày nay, để đánh giá sức sản xuất của một địa phương, một xí nghiệp, các nhà phân tích nêu ra quan niệm mới là không phải chỉ căn cứ vào tiền vốn và nhân công lao động trong chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, mà còn phải xét đến tình hình quản lý, mở rộng mặt hàng sản phẩm và mạng lưới phân phối, cũng như xem xét hệ thống luật lệ, lề thói cấu thành nền kinh tế. Tất cả những yếu tố ấy được gọi là "Tổng nhân tố năng suất" (Total factor of productivity) gọi tắt là TFP.

Chính dựa trên quan niệm mới này mà nhà kinh tế học Paul Krugman cho rằng việc kinh tế suy giảm, xuất khẩu chững lại ở châu A' không thể xem như một vùng nước xoáy trong chu kỳ kinh doanh, mà chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh báo hiệu những yếu kém đang đe dọa sự phát triển.

Các nhà phân tích còn đưa ra một lý lẽ nữa biện minh cho việc chưa thể xem sự suy giảm hiện nay là chặng cuối cùng của điều kỳ diệu châu A'. Họ cho rằng tuy được xem là một khu vực có mức tăng trưởng kỳ diệu, nhưng thực ra chỉ kỳ diệu ở tỷ lệ tăng trưởng, chứ chưa phải ở số lượng tuyệt đối. Nói cách khác, thu nhập và năng suất tính theo đầu người ở các nước châu A' vẫn chưa đạt đến biên độ cho phép, tức là vẫn còn thấp so với mức thu nhập và năng suất bình quân ở những nước công nghiệp hàng đầu như Mỹ chẳng hạn. Trình độ giáo dục cũng như mức tích luỹ vốn do mỗi lao động đóng góp cũng rất thấp so với các nước công nghiệp. Điều này cho thấy ở châu A' vấn đề tăng trưởng chưa đến mức giới hạn. Trái lại, chừng nào công nghệ còn luôn luôn đổi mới, châu A' còn vẫn tiến lên với nhịp độ thần kỳ.

Y' kiến chung của các nhà phân tích đều cho rằng trước mắt châu A' sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn tạm thời và tiếp tục tiến lên, vẫn bằng con đường cổ điển là dựa vào tiền vốn trong nước và đầu tư nước ngoài, sử dụng nhân công tại chỗ, chế biến sản phẩm cao cấp, mở rộng hợp tác quốc tế và công nghệ tiên tiến, né tránh sức ép của những khoản trợ cấp xã hội nặng nề. Cùng với sự trưởng thành của nền kinh tế, điều "kỳ diệu" châu A' vẫn tiếp tục đi sang thế kỷ 21.

II. Châu A' đi vào thế kỷ 21 trong xu thế "toàn cầu hóa":

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của thời đại, do lực lượng sản xuất phát triển lớn mạnh, dựa vào các tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Toàn cầu hóa, tức là mở rộng thị trường vốn đầu tư, dịch vụ và hàng hóa ra khắp các khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho mọi nước lớn nhỏ cùng phát triển. Một chiếc ô tô của Mỹ vừa được sản xuất ở Mỹ, vừa ở châu Âu, cũng như hàng điện tử của Nhật vừa được sản xuất ở Nhật, vừa ở các nước Mỹ Latinh.

Chỉ mấy năm lại đây thôi, thuật ngữ "toàn cầu hóa" đã trở thành quen thuộc không chỉ đối với giới kinh tế học, mà đã đi nhanh vào cuộc sống, được nói ra từ các chính khách, các cơ quan thông tin đại chúng, công ty đa quốc gia, các tổ chức thế giới. Hội nghị các nguyên thủ khối G7 họp ở Lyon cuối tháng 6/1996 khẳng định xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đồng thời thảo luận nhiều vấn đề nóng bỏng do tác động của xu thế này gây ra như nạn thất nghiệp, vấn đề nợ v.v... Nhiều nhà lãnh đạo châu A', trong rất nhiều dịp, bày tỏ mối quan tâm của họ đối với xu thế toàn cầu hóa, như ông Lý Quang Diệu (Singapore) phát biểu tại "Diễn đàn thế kỷ 21" ở Bắc Kinh tháng 9/1996, và tại "Ngôi nhà châu A'" (Asia House) ở Luân Đôn tháng 10/1996, ông Chuan Leekpai (Thái Lan) phát biểu tại hội nghị các học giả kinh tế và các nhà kinh doanh, chính khách tại thành phố Beppu thuộc tỉnh Oita Nhật Bản tháng 7/1996, ông Mahathir Mohamad (Malaysia) phát biểu tại diễn đàn "Hội thảo toàn cầu" ở The Hague, Hà Lan tháng 12/1996, ông Prem Tinsulanonda (Thái Lan) phát biểu tại cuộc hội thảo về châu A' "The advent of the 21st Century - The rise of Asia" (Thế kỷ 21 sắp đến. Sự vươn lên của châu A') tổ chức ở trường đại học Thammasat cuối năm 1996. Tất cả các phát biểu trên đều khẳng định châu A' đang bước vào thế kỷ 21 trong xu thế toàn cầu hóa tất yếu của lịch sử, đồng thời cũng nói lên nguyện vọng của tất cả các nước châu A' là tồn tại và phát triển, tránh bị tụt hậu, tránh bị đẩy ra ngoài vòng chơi lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa ấy, mỗi nước phải tự tìm những lối đi thích hợp của riêng mình.

Vấn đề cần suy nghĩ của toàn cầu hóa là làm sao hòa nhập nguồn nhân lực độ 1, 2 tỉ người của những nước mới công nghiệp hóa Đông A' và Mỹ Latinh vào nền kinh tế thế giới mà không phá rối qui chế đã có của 250 triệu nhân công có mức lương cao của các nước EU, Mỹ và Canađa. Điều quan trọng là phải tìm ra một hướng đi như thế nào để thực hiện toàn cầu hóa mà không ảnh hưởng đến bầu không khí chính trị và nền tảng xã hội của tất cả các nước. Bản thân mỗi nước cũng vậy, trong khi không thể cưỡng lại sức mạnh của xu thế toàn cầu hóa, mỗi nước châu A' không thể để mất đi bản sắc riêng của từng nước, từng dân tộc. Thực tế cho thấy toàn cầu hóa không phải là một quá trình diễn ra trơn tru, trái lại, nó mang theo những xung đột lớn giữa các khu vực và giữa các quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các nước có những trình độ khác nhau và giống nhau phải liên kết lại thành những "khối", những "cộng đồng mới", ở qui mô khu vực và toàn cầu. Chính vì thế mà ngày nay ta thấy có những tập hợp khu vực hay liên khu vực như OECD, WTO, SAARC (South Asia Association for Regional Cooperation), ASEAN...

Trong một bài bình luận nhan đề: "Châu A', nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu", báo Thái Lan Times viết: ..."Cả vùng này cần phải tự động viên mọi sức lực để cùng với cả thế giới giải quyết một loạt thử thách toàn cầu. Hiện nay, đang có một nhu cầu cấp bách đối với châu A' là phải đẩy mạnh các cải cách và mở ra những cải cách mới để cùng với các bạn đồng hành ở châu Phi và Mỹ Latinh giải quyết những vấn đề đang đặt ra cho các nước đang phát triển và kém phát triển".

Tuy vậy, như lời ông Chuan Leekpai nói: "Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mục tiêu của chúng ta, tiến bộ của chúng ta, không thể nào đạt được trong một tinh thần địa phương chủ nghĩa. Trái lại, chính tính năng động của châu A' là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu".

III. Có phải thế kỷ 21 là "Thế kỷ của châu A'"?

Trước những diệu kỳ của châu A' được mọi người thừa nhận, có người thêm: "Thế kỷ 21 là thế kỷ của châu A'" (hoặc của châu A' - Thái Bình Dương, hoặc thế kỷ Thái Bình Dương). Trong khi hoạch định những ưu tiên trong chính sách đối ngoại thế kỷ 21, các quan chức chính phủ, các nhà kinh tế học, các nhà báo của Mỹ đều cho rằng tương lai thuộc về châu A'. ông Winston Lord, một quan chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao Mỹ, trước khi thôi việc ở Bộ này, đã nói: - "Đối với Mỹ, ngày nay, không một nơi nào trên thế giới lại quan trọng hơn châu A' và Thái Bình Dương. Và ngày mai, trong thế kỷ 21, cũng vẫn không có nơi nào quan trọng bằng".

Y' kiến này dựa theo một số tiền lệ: trong lịch sử phát triển của loài người, thế kỷ 19 được xem như là "thế kỷ của châu Âu". Sự thực cũng vậy, chính châu Âu, với những đế quốc và những nền kinh tế công nghiệp đã thống trị cả thế giới. Bước sang thế kỷ 20, người ta gọi là "thế kỷ của Mỹ". Người ta tin tưởng rằng châu A' sẽ thừa kế nhiệm vụ thống trị thế giới trong tương lai. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng sẽ không bao giờ có kỷ nguyên của sự thống trị của châu A' trên hành tinh này.

Để hiểu vấn đề này, ta cần đặt châu A' trong bối cảnh phát triển lịch sử ít ra là từ thế kỷ 15. Trước thế kỷ 15, châu A' rất phồn thịnh, với những nước như Nhật Bản, Trung Quốc đến Â'n Độ và các nước Vịnh A Rập. Nhưng từ thế kỷ 15 trở đi, những trung tâm quyền lực chuyển sang các nước vùng Địa Trung hải, bán đảo Iberic, lên Bắc Âu, thông qua Anh, đi vào Đại Tây Dương, đi lên bờ bể Thái Bình Dương, để rồi 500 năm sau, trở về lại châu A'. Tất nhiên, sự vươn lên của châu A' ngày nay tuy rất khác các nước châu Âu cách đây 4 hay 5 thế kỷ. Điều quan trọng là thời đại của chủ nghĩa đế quốc và bá quyền đã qua, không thể có một "chủ nghĩa đế quốc hay bá quyền châu A'" (theo phát biểu của Ngài Mahathir Mohamad (Malaysia) tại Diễn đàn Global Panel ở The Hague tháng 12/1996). Người châu A' không có tham vọng đế quốc, nên chắc chắn sẽ không thể có sự thống trị của châu A' đối với thế giới, dù là về chính trị, kinh tế hay văn hóa. Nhà lãnh đạo châu A' nói trên còn nói : - "Toàn cầu hóa, đồng ý. Nhưng hợp nhất và đồng nhất dưới chủ nghĩa bá quyền, thì không" (Globalisation, yes. But, hegemonic uniformity and conformity, no).

Dư luận chung đều nhất trí không thể gọi thế kỷ 21 là "Thế kỷ của châu A'". Trái lại, mọi người phải phấn đấu để nó trở thành "Thế kỷ của thế giới". Và đây sẽ là thế kỷ của thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người.

Qua nhiều ý kiến phát biểu công khai, người ta có thể biết được trong "thế kỷ của thế giới" ấy, sẽ là những đất nước phồn vinh, những con người đầy trách nhiệm và làm việc với năng suất cao, lại thêm sự chuyển mình của hàng tỷ người cố vươn ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Nói như vậy, không có nghĩa là châu A' không cần phải tiếp tục "sự diệu kỳ". Mà ngược lại, nhiều nhà lãnh đạo châu A' lên tiếng khẳng định châu A' vẫn phải giữ vững thành quả và tiếp tục con đường đang đi, không phải để thực hiện thế kỷ của châu A', mà nhằm bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho nhân dân nước họ, và một nền hòa bình hợp tác với toàn thế giới. Trên tinh thần đó, châu A' đã, và sẽ là làn sóng của tương lai, là trung tâm điểm của nền kinh tế thế giới.

Cũng cần nhắc lại ở đây một vài con số do các ngân hàng lớn trên thế giới dự đoán châu A' sẽ đạt được vào năm 2000, như là khởi điểm để bước vào một thiên niên kỷ mới: đến năm 2000, các nền kinh tế khu vực của Đông A', Tây Âu và Bắc Mỹ sẽ có một tầm vóc kích cỡ gần như bằng nhau. Nhưng đến năm 2030, kinh tế của Đông A' sẽ bằng Tây Âu và Bắc Mỹ cộng lại. Khối EU (Liên minh châu âu) cho rằng đến năm 2000, 1/2 tăng trưởng trong mậu dịch thế giới là thuộc về Đông A', và những người Đông A' sẽ có thu nhập bình quân cao bằng, nếu không nói là cao hơn những người cùng thời với họ ở châu Âu hoặc ở Mỹ.

Theo các nhà kinh tế học, thế kỷ 21, thế kỷ của thế giới, sẽ thể hiện ra dưới những bộ mặt từng vùng sau đây:

- Châu A' tiếp tục vươn lên với những tài nguyên và nhân lực vô cùng phong phú, biết nhiều ngoại ngữ với ý thức cần cù lao động, sẵn sàng vượt mọi gian khổ để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng xã hội văn minh.

- Châu Mỹ, với một sức mạnh và sức cạnh tranh không tưởng tượng được, lại phát động một cố gắng mới trong nền kinh tế khổng lồ của họ.

- Châu Âu và châu U'c phát hiện trở lại tính năng động vô cùng to lớn của họ, xuất phát từ tài năng trí tuệ và những kinh nghiệm trong trưởng thành.

- Châu Phi sẽ cùng với cả thế giới phối hợp và hợp tác trong khai thác tài nguyên rộng lớn về đất đai và nhân lực. Một châu Phi mới sẽ không còn nợ nần, không cần viện trợ, sẵn sàng chia sẻ nguồn năng lượng vô tận của họ để đổi lại sự bù đắp về công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

Một số chuyên gia kinh tế, một số báo chí còn nói đến "con đường châu A'" (Asian way hoặc ASEAN Value) trong thế kỷ 21. Cũng có ý kiến ngược lại cho rằng không có con đường châu A'. Còn hình thù "con đường châu A'" như thế nào, cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng ta có thể thấy những nét chung sau:

- Châu A' đi vào thế kỷ 21 trên con đường riêng của mỗi nước, nhưng không được loại trừ nước nào. Sự phồn thịnh của châu A' không chỉ đóng khung cho châu A' mà thôi. Cho nên, nếu có hình thành chủ nghĩa khu vực, thì cũng sẽ là một chủ nghĩa khu vực "mở", tức là phát triển "mở", mậu dịch "mở", không phân biệt đối xử, không có khối mậu dịch khép kín.

- Châu A' vẫn có thể cung cấp cho thế giới một mô hình về tiến bộ và hiện đại hóa, về tích luỹ vốn và triển khai bí quyết công nghệ để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, về kinh nghiệm phối hợp truyền thống dân tộc với thành tựu có chọn lọc của nước ngoài.

*

Qua các phân tích trên, người ta nhất trí thấy rằng châu A' đang bước vào thế kỷ 21 với tư thế thận trọng, học hỏi, nhưng tự tin và vững chắc. Mỗi nước châu A' đều ý thức được rằng con đường trước mắt đầy những thử thách của một nền kinh tế thị trường, mà đặc điểm của nó vừa có tính tự do (free market), lại vừa phụ thuộc lẫn nhau (interdependence).

Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa, các nước châu A' nhất định sẽ phát huy hết khả năng mình, và sẽ đạt được nhiều thành tựu kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân, phát triển hợp tác quốc tế và bảo vệ hòa bình./.

Cùng chuyên mục