Số 18 - Triển vọng kinh tế châu Á trong thế kỷ 21 và vai trò của AFTA

02:06 22/03/2012

Triển vọng kinh tế châu Á trong thế kỷ 21 và vai trò của AFTA

Tác giả: Trần Trọng Toàn.

Trong tham luận này, với tư cách cá nhân là người nghiên cứu về phát triển kinh tế Đông A', tôi muốn quý vị lưu tâm đến một vài điểm thấy cần phải nhấn mạnh.

1. Về triển vọng kinh tế Châu A' trong thế kỷ 21

Vấn đề này thường xuyên được bàn tới trong những năm gần đây, và tôi cho rằng có ít nhiều một quan điểm chung về tương lai sáng sủa của kinh tế Châu A' trong thế kỷ tới. Thậm chí đôi lúc người ta nói thế kỷ 21 sẽ là "Thế kỷ của Châu A'" theo kiểu như thế kỷ 19 là của Châu Âu và thế kỷ 20 là của Bắc Mỹ. Châu A' với trung tâm là Đông A' sẽ thành đạt nhất trong Tam giác Vàng của thế giới vào thế kỷ 21 bao gồm Đông A', Bắc Mỹ, và Liên minh Châu Âu. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 1995, Châu A' - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông và Đông Nam A', đã nổi lên như khu vực năng động nhất trên toàn thế giới (*).. Các nền kinh tế Đông A' cần phải duy trì được đà hiện tại cho đến những năm đầu thế kỷ 21. Các nền kinh tế công nghiệp hoá mới NIEs và ASEAN cần giữ được tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 6,6%, trong khi Trung Quốc, theo mong đợi, sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 8,2%. Sự tăng trưởng với quy mô như vậy sẽ đẩy tổng thu nhập quốc nội GDP thực tế của 11 nền kinh tế Đông A' (NIEs, ASEAN, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản) lên bằng Mỹ, dự tính đạt tới 7 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2001(1). Thêm vào đó, Hàn Quốc đã trở thành thành viên OECD(2), trong khi Singapore đạt tiêu chuẩn thành viên OECD và Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippine đang cố gắng trở thành NIEs. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thật sự nổi bật và Trung Quốc, theo như mong đợi, sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực. Như Hamish McRae tiên đoán, "nếu duy trì được đà phát triển này, Trung Quốc, với dân số 1,2 tỷ người, sẽ có tổng thu nhập quốc nội GDP lớn hơn Mỹ trước năm 2003. Thậm chí chỉ với tỷ lệ tăng trưởng bằng một nửa những năm 80, Trung Quốc cũng sẽ vượt Mỹ vào năm 2014. Không thể không thấy được Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020, một vị thế chắc chắn sẽ cho phép Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng trên chính trường quốc tế"(3). Â'n Độ và Indonesia cũng có thể trở thành các cường quốc kinh tế trong khu vực và có thể đứng thứ tư và thứ năm về GDP vào năm 2020. Các cam kết và nỗ lực của APEC, với mục tiêu tự do thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nước phát triển và năm 2020 đối với các nước đang phát triển, chắc chắn sẽ làm Châu A' - Thái Bình Dương trở thành một trung tâm quan trọng của sự phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21.

Ngoài sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng, tôi muốn nhấn mạnh một nét quan trọng khác của Châu A' trong thế kỷ sau : đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng (và không chỉ về kinh tế!) giữa các nước ở Châu A'. Thậm chí hiện nay, chúng ta có thể thấy rất rõ sự thật là các nước trong khu vực đã trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã thúc đẩy xu thế này và chắc chắn sẽ làm nó trở thành một đặc điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế của các nước Châu A' vào thế kỷ sau. Sự phụ thuộc lẫn nhau, đến lượt mình sẽ giúp duy trì hợp tác mật thiết và các quan hệ cùng có lợi trên các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và thương mại giữa các nước trong khu vực.

2. Các nhân tố nào tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế Châu A' ? Chúng có còn bền vững cho đến thế kỷ sau hay không ?

Có nhiều ý kiến phổ biến về các nhân tố góp phần vào phát triển kinh tế và tăng trưởng nhanh của Châu A'. Nhân tố quan trọng nhất, như nhiều người nhắc tới, là vị trí địa lý thuận lợi với các đường giao thông quan trọng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực giàu có (kể cả giá nhân công thấp), việc chuyển đổi chiến lược trong chính sách kinh tế từ các nền kinh tế nông nghiệp hay hàng hoá sang công nghiệp hoá và từ xuất khẩu tài nguyên sang sản xuất sản phẩm chế biến, thực hiện các chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu, tăng nhanh về lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cùng với các công nghệ cần thiết đưa vào khu vực, quá trình nhanh chóng tự do hoá và mở rộng thương mại quốc tế và trong khu vực của các nền kinh tế Châu A', mối liên hệ với thị trường Mỹ và Nhật, các chính sách của Chính phủ bảo đảm sự ủng hộ tích cực và khuyến khích sự tăng trưởng nhanh chóng trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô ổn định một cách hợp lý. Trong các nhân tố này, một vài nhân tố đã được tiến sĩ Raymond Atje nhắc tới, là rất quan trọng và thực sự đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo nên thành công của nền kinh tế Châu A' những thập niên gần đây và rất có thể sẽ góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng trong nhiều năm tới.

Ngoài những nhân tố này, cũng rất thú vị khi ta tìm cách xác định các nhân tố khác có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hoá của nhân dân Châu A' và, nếu vậy, các nhân tố này sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong nhiều năm tới. Trước hết đó là khả năng học hỏi. Các nền kinh tế Đông A' có khả năng to lớn học tập từ Mỹ và Phương Tây. Họ không chỉ tiếp nhận các hình mẫu tổ chức sản xuất và kinh nghiệm quản lý, mà còn học cách bắt chước các sản phẩm được chế tạo ở Mỹ và Phương Tây nhưng với giá rẻ hơn. Điều này thúc đẩy quá trình chế tạo và phát triển sản phẩm. Thứ hai là khả năng thay đổi và thích nghi. Đông A' đã rất linh hoạt và nhạy bén với những thay đổi của thị trường thế giới và điều chỉnh một cách năng động việc sản xuất và công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng để có thể duy trì sản xuất và liên tục cải tiến công nghệ ở Đông A'. Thứ ba, có thể nói đức tính tiết kiệm là một phẩm chất của người Đông A'. Tiến sĩ Raymond Atje đã rất đúng khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc huy động tiết kiệm trong nước hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, tỷ lệ tiết kiệm của dân chúng ở Đông A' rất cao, lên tới từ 30 đến 40% của GDP. Theo quy luật các khoản tiết kiệm đã cao làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nói như vậy, chúng ta không hề đánh giá thấp tầm quan trọng của các khoản vay nước ngoài và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đã tiếp nhiên liệu cho quá trình công nghiệp hoá các nền kinh tế Đông A'. Thứ tư là việc đề cao giáo dục. Đặc tính chung của xã hội Đông A' là luôn có ý thức vươn lên trình độ trên trung học và học vấn cao hơn. Người ta nhận thấy học hành là con đường tốt nhất để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Thật vậy, thành tựu giáo dục ở Đông A' trong mấy thập niên lại đây rất gây ấn tượng. Điều này lại góp phần to lớn vào việc nâng cao năng suất lao động và phát triển trình độ sản xuất. Thứ năm là thái độ làm việc. Một nét chung nữa của người Châu A' là làm việc cần cù, với số giờ làm việc nhiều hơn, có kỷ luật, sáng tạo và lương tương đối thấp. Trong truyền thống Châu A', lao động cần cù được xem như một cách để thoát khỏi nghèo đói và cũng là để chiến thắng trong cạnh tranh.

Tất cả các nhân tố nêu trên cộng thêm sự ổn định chính trị và xã hội trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển nhanh chóng trong các thập niên vừa qua và trong tương lai.

3. Những thách thức :

Thậm chí ngay hiện nay, chúng ta có thể dự đoán rằng sang thế kỷ 21 các nước Châu A' sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng bắt nguồn từ :

- Cơ sở hạ tầng tương đối yếu kém sẽ khó mà đáp ứng được các đòi hỏi của mức tăng trưởng cao và sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng (thậm chí từ giờ cho đến năm 2000, chỉ riêng Châu A' - Thái Bình Dương sẽ cần khoảng 1 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng). "Các hạn chế về cơ sở hạ tầng là hạn chế chủ yếu đối với cả thương mại lẫn chu chuyển tài chính hay đầu tư"(4).

- Quá trình đô thị hoá quá nhanh. Trong thế kỷ tới sẽ có 30 thành phố lớn nhất (mỗi thành phố với trên 5 triệu dân) ở Châu A' so với 6 ở Châu Âu và 2 ở Châu Mỹ. Hay theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 36 trong số 100 thành phố lớn nhất thế giới sẽ là ở Châu A' vào khoảng năm 2020. Tình huống này sẽ tạo nên những vấn đề nghiêm trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tại khu vực Châu A', chiếm một nửa dân số thế giới.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế mà người ta sẽ gọi tên chung là những "con hổ" và "con rồng".

- Các vấn đề bắt nguồn từ mức tăng trưởng cao như tình trạng mất cân đối cố hữu giữa các nước và ngay trong một nước khu vực (theo nhiều ý kiến, vấn đề này được xem như một nguồn gây mất ổn định trong khu vực), ô nhiễm môi trường, nguyên liệu thô, năng lượng, v.v...

- Sự phụ thuộc nặng nề vào đầu tư nước ngoài trực tiếp, công nghệ và thị trường Bắc Mỹ. Việc lệ thuộc quá mức vào FDI mà không nâng cao khả năng công nghệ của nước mình sẽ tự gây ra những hạn chế trong tăng trưởng kinh tế sau này.

Tất cả những điều trên có thể làm cho các nền kinh tế Châu A' trở nên dễ bị tổn thương và đòi hỏi phải có các biện pháp hiệu quả cho tình hình này. Trong đó phải kể đến các nỗ lực nhằm nâng cấp khả năng công nghệ của các nước qua giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực phụ thuộc vào việc xử lý những thách thức đó như thế nào để cho Đông A' có thể duy trì mức tăng trưởng cao bền vững và phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ 21.

4. Về vai trò của AFTA trong thế kỷ tới:

Tôi cũng nhất trí với Tiến sĩ Raymond Atje khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của AFTA "như khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới với định hướng đối ngoại mạnh", và AFTA "sẽ góp phần to lớn vào hoạt động ở khu vực Châu A', không chỉ như một nguồn hàng hoá và dịch vụ mà còn là một nguồn vốn đầu tư". Hơn thế nữa, Tiến sĩ cho rằng "nếu như có thể thực hiện được ý định tạo nên một trung tâm sản xuất trong khu vực thể hiện bởi sự tăng không ngừng phần thương mại và luồng đầu tư của AFTA vai trò của AFTA trong thế kỷ 21 rất là hứa hẹn".

Đó là sự thực. Và tôi chỉ muốn thêm một số điểm. Như chúng ta đều biết, những mục tiêu cơ bản của AFTA là nâng cao tính cạnh tranh kinh tế của ASEAN và thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Những nước thành viên có thể được lợi nhiều từ việc thực hiện các mục tiêu của AFTA như mở rộng thương mại trong ASEAN nhờ giảm quan thuế và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế, góp phần mở cửa và tự do hoá các nền kinh tế ASEAN, thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN, làm cho khu vực sản xuất của ASEAN có hiệu quả hơn và nhiều khả năng cạnh tranh hơn. AFTA sẽ tiếp tục bảo đảm cơ hội tốt nhất cho ASEAN thúc đẩy phát triển kinh tế trên một cơ sở bền vững và tác động một cách tích cực đến nền kinh tế của mỗi một thành viên.

AFTA cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng như một công cụ tăng cường khả năng thương lượng của các thành viên chống chủ nghĩa khu vực bất lợi cho các nước phát triển, và giúp phối hợp tốt hơn các hoạt động kinh tế của các thành viên trong quá trình mở rộng và chuyển đổi nhanh chóng.

Một điều khác cũng quan trọng không kém là trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, các nước thành viên có thể sử dụng AFTA như một cây cầu nối họ với nền kinh tế toàn cầu và để tiếp cận các nguồn tài chính và thị trường toàn cầu. Viễn cảnh tương lai là AFTA với 7 thành viên như hiện nay sẽ mở rộng ra thành 10 nước với sự tham gia của Lào, Campuchia và Myanmar trong tương lai gần (7/1997), tạo ra một thị trường 500 triệu dân trước thế kỷ 21. AFTA sẽ giúp tăng cường các mối quan hệ với nền kinh tế thế giới rộng lớn hơn và với việc thực hiện AFTA khu vực này sẽ "ráp nối" với phần còn lại của thị trường toàn cầu(5).

Phân tích triển vọng của AFTA trên cơ sở hiện thực đối nội và đối ngoại của các nền kinh tế ASEAN, chúng ta có thể thấy rằng về đối nội các nền kinh tế ASEAN đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới và quá trình công nghiệp hoá ngày càng tăng của các nước thành viên đã khiến cho họ thêm tin tưởng tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế. Về mặt đối ngoại, vòng đàm phán Urugoay kết thúc tốt đẹp và việc tăng cường quá trình tự do hoá trong khuôn khổ toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và khu vực (APEC) đã tác động đến AFTA. AFTA có thể được xem như một diễn đàn điều chỉnh hữu ích ở cấp độ khu vực nhằm đáp ứng các mục tiêu của WTO. AFTA có cả các điều kiện thuận lợi lẫn sự cần thiết phải gia tăng quá trình thực hiện các mục đích của mình. Trong nỗ lực nhằm đạt được sự thịnh vượng ở khu vực Đông Nam A', AFTA chắc chắn sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong thế kỷ tới.

Ghi chú :

* Bài tham luận tại Hội thảo "Châu A' trong thế kỷ 21" từ 28-29/4/97.

1. Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 1995.

2. Y.B.Encik Kerk Choo Ting, Thứ trưởng Bộ Thương Mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia : Diễn văn tại Hội nghị về "Sự Phát triển của Đông á : Các bài học cho một môi trường toàn cầu mới", Kuala Lumpur, 29/2-1/3/1996.

3. Hamish MrRae, "Thế Giới năm 2020", Harper Collins Publishers, London 1994, trang 7-8.

4. United Nations ESCAP, "Khảo sát kinh tế, xã hội Châu A' - Thái Bình Dương 1997", trang 16.

5. Falize B. Alfonso, "Philippine và AFTA", The Asia Manager, tháng 2/1994, trang 25.

6. Dương Phú Hiệp, "Con đường phát triển của một số nước Châu A" - Thái Bình Dương", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

7. Viện Kinh tế Thế giới, "Kinh tế thế giới tiến vào thế kỷ 21", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

8. Viện Kinh tế Thế giới, "Kinh tế thế giới 1994 : Đặc điểm và triển vọng", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995./.

Cùng chuyên mục