Số 23 - Đôi nét về mối quan hệ "chính trị dầu lửa" giữa Nga - Trung - Mỹ ở Trung Á

03:37 27/03/2012

Đôi nét về mối quan hệ "chính trị dầu lửa" giữa Nga - Trung - Mỹ ở Trung Á

Tác giả: Nguyễn Đình Luân.

Trung Á có tiềm năng dầu khí rất lớn. Riêng Cadắctan có trữ lượng khoảng 35 tỷ thùng dầu. Adecbaidan cũng giống như Cadắctan, là một trong 10 khu vực có nhiều dầu nhất thế giới. Tuốcmênixtan cũng là một trong các khu vực có trữ lượng khí đốt vào loại lớn nhất thế giới - khoảng 350 ngàn tỷ cubic feet(1). Theo đánh giá chung thì trữ lượng dầu lửa ở khu vực biển Caxpiên lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Đông. Vào năm 2015, có thể khai thác được một lượng dầu ở Caxpiên ngang với lượng dầu khai thác được ở biển Bắc hiện nay. Trữ lượng khí đốt của Tuốcmênixtan ngang trữ lượng khí đốt của Mỹ(2). Tiềm năng dầu khí to lớn làm cho Trung A' trở thành một vị trí chiến lược quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều cường quốc trên thế giới trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ. Vị trí "độc quyền" chi phối này của Nga đang bị thách thức. Mặc dù Nga có nhiều lợi thế hơn so với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc tranh đua giành giật ảnh hưởng ở Trung A', nhưng tình thế đang có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi cho Nga.

Quan hệ Nga - Trung trong những năm gần đây phát triển tích cực. Hai bên đang nỗ lực xây dựng "đối tác chiến lược" hướng vào thế kỷ XXI sắp đến, tăng cường hợp tác để xây dựng một thế giới đa cực. Cùng với ba nước cộng hoà Trung A', Nga và Trung Quốc đã ký thoả thuận về giảm quân và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin ở khu vực này. Tuy nhiên, ở đây không chỉ có sự trùng hợp về lợi ích, mà còn có cả sự khác biệt, sự cạnh tranh không kém phần gay gắt giữa Nga với Trung Quốc.

Trong vài năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, do "lực bất tòng tâm", nên Nga chưa thể quan tâm đầy đủ và đúng mức đến Trung A'. Sau khi có Sắc lệnh số 940 ngày 14/9/1995 của tổng thống Nga B.Eltsin về các mối quan hệ của Nga với các thành viên SNG(3), Nga mới ngày càng chú ý tới khu vực này. Mục tiêu của Nga là cố gắng giữ Trung A' trong phạm vi ảnh hưởng riêng của Nga, vì khu vực này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nga về cả hai phương diện: địa-chính trị và địa-kinh tế. Chính sách năng lượng là một bộ phận hữu cơ trong chính sách chung của Nga đối với Trung A'.

Được xây dựng từ thời Liên Xô cũ, các đường ống dẫn dầu trong khu vực Caxpiên đều đi qua lãnh thổ của Nga và chỉ có một ống dùng cho việc xuất khẩu dầu thô chạy từ Cadắctan tới Nga với khả năng vận chuyển 200.000 thùng/ngày. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Cộng hoà Trung A' đang tìm cách đa phương hoá quan hệ quốc tế, trong đó có cả việc tìm kiếm các phương án xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới phục vụ cho xuất khẩu mà không đi qua lãnh thổ của Nga. Đây là một xu thế mà Nga khó có thể ngăn cản vì bản thân Nga cũng đang thực hiện đa phương hoá quan hệ quốc tế, đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Tây Âu,Trung Quốc và Nhật bản. Mặt khác, Nga vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị nội bộ và phục hồi kinh tế, nên Nga cũng bị hạn chế trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, khai thác dầu với các nước cộng hoà Trung A'. Ngoài ra, ám ảnh lịch sử về đế chế Nga cùng những bất đồng vốn có trong mối quan hệ giữa "ngoại vi" với "trung tâm" từ thời Liên Xô cũ cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng tác động, thúc đẩy xu hướng "ly tâm" ở các nước cộng hoà Trung A' trong quan hệ với Nga.

Ưu tiên cho phát triển kinh tế buộc các nước cộng hoà Trung A' bắt tay với các đối tác khác ngoài Nga. Tổng thống Cadắctan đã mời Nhật Bản và Trung Quốc cùng tiến hành nghiên cứu tính khả thi việc xây dựng đường các đường ống dẫn dầu từ Cadắctan đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm giảm bớt cơn khát về năng lượng ở Đông A'. Ngoài ra, Cadắctan còn chủ động với tư cách là chủ nhà đứng ra tổ chức một cuộc họp của các nước ven biển Caxpiên để trao đổi việc phân chia ranh giới vùng lãnh hải của mỗi nước và đã bác bỏ quan niệm của Nga về "quyền sở hữu chung", vì "chung" cũng có nghĩa là không của ai cả! Đầu năm 1997, sau khi ba nước Ukraina, Grudia và Adecbaizan ký hiệp định xây dựng đường ống dẫn dầu từ Bacu tới châu Âu không đi qua lãnh thổ của Nga, thì Cadắctan và Tuốcmênixtan cũng bàn bạc với Grudia và Adecbaizan việc xây dựng một đường ống dẫn dầu tương tự. Tuốcmênixtan đang cố gắng tìm kiếm sự hậu thuẫn vào bảo đảm an ninh của Liên Hợp Quốc cho việc xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 1500 km trị giá khoảng 2 tỷUSD đi qua lãnh thổ Apganixtan tới Pakitxtan, trái với những mong muốn của Nga.

Xu thế "ly tâm" của các nước CH Trung A' trong quan hệ với Nga được ngoại trưởng E.Primakov đáng giá là một hiện tiêu cực đã phát triển quá mạnh và không thể đảo ngược. Ông Primakov còn cho rằng, nhiều nước tìm cách bảo vệ những lợi ích dân tộc một cách hẹp hòi và đôi khi chúng mâu thuẫn với lợi ích của Nga(4). Những mâu thuẫn này lại tạo ra những cơ hội cho Trung Quốc và Mỹ "ghi bàn" trong cuộc cạnh tranh tay ba với Nga ở Trung A'.

Chiến lược của Trung Quốc với Trung A' là một bộ phận hữu cơ của chiến lược toàn diện "Liên A'". Trung A' được đặt trong mối quan hệ với Tân Cương và các tỉnh miền tây từ hai phương diện: chủ nghĩa ly khai dưới ngọn cờ Hồi giáo và mâu thuẫn giàu - nghèo giữa vùng duyên hải với vùng nội địa xa xôi. Đồng thời, Trung A' còn được xem xét tư cách tiếp cận " chính trị dầu lửa" và "chính trị cân bằng quyền lực" - một yếu tố vô cùng quan trọng.

Một trong 5 cuộc khủng hoảng lớn mà Trung Quốc đang chuẩn bị đối phó vào thế kỷ sắp đến là cuộc khủng hoảng năng lượng. Từ năm 1993,Trung Quốc trở thành nước nhập dầu lửa với khối lượng ngày càng tăng để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng lớn của các ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty và Tổng công ty dầu khí khổng lồ của phương Tây, Trung Quốc chủ động xây dựng và phát triển Tổng công ty dầu lửa Quốc gia Trung Quốc (CNPC), tăng cường quan hệ đầu tư và buôn bán dầu lửa với Trung Đông và Trung A'. Hiện nay, CNPC đã có đầu tư ở 23 nước trên thế giới. Ngày 24/9/1997 Chính phủ Cadắctan đã tuyên bố giao phần lớn hợp đồng khai thác mỏ dầu lớn thứ hai ở nước này cho CNPC với trị giá 4,4 tỷ USD- một bàn thua trông thấy đối với giới kinh doanh dầu lửa của cả Nga lẫn Mỹ. Trong bài " Central Asia's International Relations in the Asian Context" đăng trên " Issues and Studies" số ra tháng 5/1996, Stephen Blank cho rằng: trong cuộc cạnh tranh ở Trung A', " địch thủ tiềm tàng lớn nhất, duy nhất đối với Nga có thể sẽ là Trung Quốc. Trung Quốc bị chi phối bởi những nhu cầu về năng lượng cũng như thái độ lo ngại đối với sự tự khẳng định của những phần tử Hồi giáo, đã đi đến chỗ vạch ra một chính sách phức tạp đối với những người Hồi giáo ở Trung A' và rất có thể sẽ nổi lên trở thành địch thủ của Nga. Kết quả là, khía cạnh châu A' trong các vấn đề quốc tế của Trung A' giờ đây đã trở thành một cuộc đối đầu giữa các nước lớn"(5).

Trong quan hệ với Trung A', Trung Quốc cũng có những lợi thế riêng của mình. Về phương diện địa- chính trị, Trung Quốc cũng có biên giới đất liền với khu vực này. Trung Quốc sẵn sàng để các nước cộng hoà Trung A' sử dụng lãnh thổ của mình, (ví dụ, Thượng Hải cũng là cảng chính của Cadắctan) để tiếp cận trực tiếp với Thái Bình Dương và có thể vươn tới Viễn Đông, Đông Nam A'. Giữa Tân Cương và các tỉnh miền tây của Trung Quốc với các nước cộng hoà Trung A' có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển kinh tế và có lợi ích chung trong hợp tác phát triển. Các thương gia của Cadắctan có mặt khắp các chợ tại Urumpi, thủ phủ của Tân Cương, để mua sắm hàng hoá mang về nước bán. Hiện nay Tân Cương đã mở 17 cửa khẩu biên giới, trong đó có một tuyến đường sắt tới Cadắctan. Trung Quốc đang có kế hoạch nhằm hồi sinh lại " con đường tơ lụa" đã có từ hai ngàn năm trước. Mạng lưới giao thông 11.000 km đường bộ và đường sắt đang được xây dựng để nối các vùng duyên hải, nội địa, Tân Cương, miền Tây với Trung A' và sẽ vươn tới cả châu Âu.

Mẫu số chung về lợi ích, kể cả kinh tế và an ninh chính trị, là cơ sở vững bền cho quá trình triển khai chính sách Trung A' của Trung Quốc. Nền "chính trị dầu lửa", một mặt giúp Trung Quốc giải quyết được cuộc khủng hoảng về năng lượng, bảo đảm được nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó cũng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời làm suy yếu tiến trình liên kết của SNG và do đó sẽ hạn chế vai trò của Nga ở châu A'. Đây cũng là một giới hạn trong quá trình phát triển quan hệ Trung-Nga trong thời gian tới.

Có một điều đáng lưu ý nữa là Trung Quốc triển khai nền " chính trị dầu lửa" theo phương thức liên kết, cân bằng quyền lực với mục tiêu xác lập vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế ở Trung A'. Quan hệ Trung Quốc với Pakixtan vốn đã nồng ấm trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nay lại có thêm sức lực phát triển. Trung Quốc đã cho phép Pakixtan được quyền sử dụng đường cao tốc KaraKoran, một đường bộ trực tiếp chạy qua Trung Quốc đến Trung A', để buôn bán với Trung A'. Đây cũng là một nhân tố quan trọng xúc tác cho sự ra đời của dự án đường ống dẫn dầu Tuốcmênixtan - Apganixtan -Pakixtan. Trung Quốc và Â'n Độ cũng đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác dầu khí giữa hai nước. Bản ghi nhớ này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng đường ống dài trên 2000 km từ Trung A' về Tân Cương.

Cạnh tranh Trung-Nga ở Trung A' thúc đẩy Mỹ hoạt động ráo riết hơn. Công ty năng lượng Unocal của Mỹ đóng góp 46,5% vốn cho dự án đường ống dẫn dầu sang Pakitxtan của Tuốcmênixtan. Trong tháng 9 năm 1997, đã có cuộc tập trận mang tên CENTRAZBAT -97 với sự tham gia của Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia, Latvia, Udơbekixtan,Cadắctan và Kirgixtan tại lãnh thổ của Udơbekixtan và Cadắctan. Mục đích thực sự của cuộc tập trận chính là khẳng định sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Trung A'. Trung tuần tháng 12/1997, tại Tashken đã diễn ra cuộc họp của các chuyên gia quân sự NATO,Udơbekixtan,Cadắctan và Kirgixtan để xem xét kết quả cuộc tập trận gìn giữ hoà bình đã nêu. Qua đây có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ với liên minh Trung A'. Liên minh này được thành lập cách đây ba năm với 3 thành viên là Cadắctan, Udơbekixtan và Kirgixtan. Tagikixtan và Tuốcmênixtan đang có nguyện vọng gia nhập liên minh này. Y' đồ chiến lược của Mỹ là lợi dụng mâu thuẫn Nga-Trung A' cùng những nhu cầu cấp thiết về đầu tư và thương mại của các nước Trung A' để bành trướng ảnh hưởng, hạn chế, làm suy yếu dần vai trò của Nga ở khu vực này. Đồng thời cũng phải thấy rõ lợi ích dầu lửa của Mỹ ở đây. Đằng sau sự mở rộng của NATO và tăng cường liên kết giữa NATO với Liên minh Trung A' là quan tâm hàng đầu của Mỹ về dầu lửa ở vùng Caxpiên cùng các tuyến dẫn dầu từ đó sang phương Tây. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu năm 1992, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ J.Baker đã có chuyến thăm 4 ngày tới khu vực này.

Cũng giống như Trung Quốc, Mỹ đang thực hiện nền "chính trị dầu lửa" ở Trung A' gắn liền với cân bằng quyền lực. Iran là một tuyến giao thông quan trọng đối với Trung A' và Capcadơ vì có chung biên giới với Tuốcmênixtan, Grudia và Adecbaidan. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga với Iran cản trở ý đồ bành trướng của Mỹ ở Trung A'. Theo Z. Brezinski, lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran là một điều ngớ ngẩn vì nó đẩy Iran gắn bó hơn với Nga. Hơn nữa, trên thực tế, các công ty châu Âu, đặc biệt là của Anh, cũng đã bất chấp lệnh này, tăng cường quan hệ kinh tế với Iran, sử dụng lãnh thổ của Iran để vận chuyển dầu khí ra khỏi khu vực Trung A'. Trước thực tế đó, Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối với Iran. Ngày 18/4/1997, Mỹ đã sửa đổi quy chế trừng phạt đối với Iran. Theo điều khoản sửa đổi này, các công ty Mỹ chỉ phải báo cáo với Bộ tài chính Mỹ các hoạt động về dầu lửa trị giá mỗi quý từ một triệu USD trở lên. Điều này cũng có nghĩa là các công ty Mỹ có quyền tham gia hợp đồng khoảng 1 triệu USD tại Iran mà không bị vi phạm vào lệnh cấm vận của Mỹ.

Mỹ đang sử dụng chính nền "chính trị dầu lửa" để tăng cường sự có mặt về kinh tế ở Iran và tách dần ra khỏi Nga. Một mũi tên trúng hai đích, vì như vậy, đồng thời Mỹ có thêm cơ hội phát huy ảnh hưởng ở Trung A'.

Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích dầu lửa ở Trung A'. Cả hai đều không muốn Nga "độc quyền" ảnh hưởng và chi phối khu vực này và đang cạnh tranh ráo riết với Nga. Đây cũng là một trong số những đòn bẩy thúc đẩy quan hệ Nga- Nhật, Nga-Pháp-Đức, Nga- Iran, Nga - Â'n. Trò chơi cân bằng quyền lực vẫn còn đầy sức hấp dẫn, nhưng chưa bao giờ Nga lại lâm vào thế bất lợi như hiện nay ở khu vực Trung A'.

Kịch bản tốt nhất cho Nga là tăng cường được liên minh Nga - Belarus, Cadắctan và Kirgikixtan, củng cố được SNG với hạt nhân liên kết là Nga, không để liên minh Trung A' xa rời dần Matxcơva và ngả về phương Tây hay một đối tác nào đó. Để làm được điều đó, Nga phải đủ mạnh. Thế nhưng, niềm hân hoan về triển vọng phục hồi kinh tế của Nga đã nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo âu về khả năng bất ổn định trên chính trường do quyết định bất ngờ giải tán chính phủ mà tổng thống B.Eltsin ban hành ngày 23/3/1998. Cứ giả định rằng chính trường Nga sẽ ổn định và kinh tế Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng thì khả năng biến kịch bản tốt nhất như đã nêu thành hiện thực cũng không phải là nhiều. Sức mạnh lớn nhất mà Nga đang có là sức mạnh quân sự, nhưng việc sử dụng nó không phải là dễ dàng và chưa hẳn đã mang lại kết quả.

Đã có cuộc gặp cấp cao Mỹ- Trung vào cuối năm 1997 tại Mỹ và tháng 6/1998, nếu không có gì thay đổi, sẽ lại có cuộc gặp cấp cao Trung -Mỹ tại Bắc Kinh. Khó có thể đoán được liệu vấn đề dầu lửa ở Trung A' có được Trung - Mỹ đưa vào chương trình nghị sự hay không. Tuy nhiên, cạnh tranh Nga-Trung - Mỹ ở khu vực này đã trở thành một xu thế hiện thực. Có dự báo cho rằng Trung A' rất có khả năng sẽ trở thành Trung Đông thứ hai trong thế kỷ XXI sắp đến. Thời gian sẽ đưa ra lời giải đáp, nhưng có một điều dễ thấy là dầu lửa rất dễ bùng cháy./.

Tài liệu trích dẫn:

1. Engaging Russia, New York, 1995, p.12.

2. Foreign Affairs, March-April, 1998, p.45.

3. Imfrerial Decline:Russia's Changing Role in Asia, London, 1997, p.14.

4. "Độc lập", 17/3/1998, tr.6 (Tiếng Nga).

5. Issues and Studies, no 5, 1996, p.12./.

Cùng chuyên mục