Số 29 - Vài nét về kinh tế Ấn Độ trong thời gian gần đây

10:39 28/03/2012

Vài nét về kinh tế Ấn Độ trong thời gian gần đây

Tác giả: Chu Văn Chúc.

Â'n Độ là nước lớn thứ 7 trên thế giới, rộng hơn 3 triệu km2, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào (dân số gần 1 tỷ người, đông thứ hai thế giới), và nguồn tài nguyên phong phú: có hầu hết các loại khoáng sản cần thiết phục vụ cho phát triển công nghiệp hiện đại, như than đá (trữ lượng 110 tỷ tấn), quặng sắt (chiếm 1/2 trữ lượng thế giới)..., đồng bằng rộng lớn, có khí hậu của tất cả các châu lục, có đại dương bao la bao bọc...

Trước kia, Â'n Độ là một nước nghèo nàn, lạc hậu. Sau ngày độc lập, Â'n Độ liên tục phát triển. Những năm 50 đến 70, Â'n Độ phát triển theo chiến lược hướng nội là chính, đạt mức tăng bình quân GDP 3,5%. Những năm 80 (tới 7/1991) Â'n Độ chuyển sang chiến lược hỗn hợp (nửa kế hoạch, nửa thị trường, bắt đầu hé mở cửa), GDP đạt 5,68%. Từ tháng 7/1991, Â'n Độ đẩy mạnh cải cách, chuyển sang chính sách tự do hóa, tư nhân hóa, coi trọng hơn kinh tế thị trường và kinh tế đối ngoại, GDP từ 3/1992 - 3/1998 đạt 6,5%, đặc biệt từ 3/1994 - 3/1997 đạt 7,5%.

Tuy nhiên, từ cuối năm 1996, kinh tế Â'n Độ đã bắt đầu chững lại. Trong năm tài chính (3/1997 - 3/1998), mức tăng GDP tụt xuống 5,1%. Cũng trong thời gian này, Â'n Độ thay đổi 3 chính phủ.

Lên cầm quyền tháng 3/1998, chính phủ liên hợp của thủ tướng Va-giơ-pai (Đảng BJP) phải đối phó với rất nhiều khó khăn: môi trường quốc tế bất lợi do khủng hoảng kinh tế tài chính Đông A' (xuất khẩu của Â'n Độ sang Đông A' chiếm 20% tổng xuất khẩu của Â'n Độ) ; nhiều nước cấm vận Â'n Độ sau vụ thử hạt nhân tháng 5-98; đà suy giảm kinh tế còn tiếp diễn ; tình hình chính trị nội bộ còn phức tạp. Trong bài phát biểu đầu tiên trước quốc dân, Thủ tướng Va-giơ-pai đã nêu mục tiêu của chính phủ mới: trong 10 năm sẽ xoá nạn đói, tăng gấp đôi sản lượng lương thực; mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội: trong 5 năm đưa nước sạch về mọi miền đất nước, chú ý vấn đề nhà ở, giáo dục, y tế, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; nhanh chóng mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất: các nguồn năng lượng , điện, xăng dầu..., đường sá, sân bay, bến cảng, viễn thông, dịch vụ tài chính. Trong 10 năm biến Â'n Độ thành cường quốc về kỹ thuật thông tin và là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu phần mềm lớn nhất.

Trong năm 1998, sau nhiều lần xem xét các mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn và ngắn hạn, chính phủ đã nêu chủ trương: phấn đấu để đến năm 2010 biến Â'n Độ thành một siêu cường quốc kinh tế. Ngày 9/1/99, Chính phủ đã thông qua chỉ tiêu của kế hoạch năm năm lần thứ chín (1997-2002): GDP tăng 6,5% (trước đây dự kiến tăng 7%, song 1997-1998 chỉ tăng 5,1%, 1998-1999: 6%).

Nhiều nhà kinh tế Â'n Độ cho rằng Â'n Độ có tiềm năng to lớn để phát triển nhanh trong 20 năm tới, có thể ngang hoặc vượt tốc độ phát triển của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi là phải có một chiến lược phát triển thích hợp. Cơ sở để hoạch định chiến lược này là:

- Tám định mức phân loại các nền kinh tế trên thế giới:

1) độ mở cửa ra thị trường quốc tế; 2) quản lý chính sách tài chính; 3) thị trường tiền tệ; 4) chất lượng cơ sở hạ tầng; 5) trình độ kỹ thuậ; 6) thực trạng quản lý xí nghiệp; 7) hoạt động của các thị trường lao động; 8) chất lượng của các cơ quan quốc doanh, (kết luận của World Economic Forum và viện Harvard sau khi tham khảo ý kiến lãnh đạo 53 nước).

- Bốn lĩnh vực mạnh của Â'n Độ là:

1) Thị trường chứng khoán có hiệu quả; 2) khoa học và năng lực kỹ thuật lớn, nhiều nhà khoa học và kỹ sư, giáo dục cơ bản và toán học mạnh; 3) Các trường dạy kinh doanh khá nổi tiếng, lực lượng lao động dồi dào; 4) pháp luật độc lập.

- Sáu lĩnh vực yếu của Â'n Độ là:

1) Thị trường tài chính kém hiệu quả; 2) Hành chính bao cấp cứng nhắc, dịch vụ dân sự bị chính trị hóa quá mức, trốn thuế tràn lan; 3) Tệ nhất là chất lượng cơ sở hạ tầng kém; 4) Mối liên hệ giữa nghiên cứu và phát triển kinh doanh rất yếu; 5) Thị trường lao động kém hiệu quả có lẽ vào loại nhất thế giới; 6) Thanh toán vô nguyên tắc.

Chiến lược thích hợp cho Â'n Độ gồm ba thành phần: hướng về xuất khẩu ; cải thiện nông thôn; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

a) Hướng về xuất khẩu:

Chiến lược hướng nội, kể cả với các nước đông dân, đã tỏ ra kém hiệu quả. Ngày nay, tất cả các nền kinh tế phát triển cao đều thành công trong xuất khẩu. FDI chỉ phát huy tác dụng lâu bền nếu kèm tăng xuất khẩu, vì không phải giảm giá bản tệ khi trả nợ. Â'n Độ chưa đẩy mạnh được xuất khẩu vì chưa có chiến lược cơ bản, thiếu chính sách khuyến khích xuất khẩu, khu chế xuất bị lãng quên, môi trường xuất khẩu có những điểm yếu, luật lao động làm cho giá lao động ở các xí nghiệp thuê trên 100 công nhân bị đắt, khó có thể thành lập các xí nghiệp lớn cho các mặt hàng xuất khẩu mà Â'n Độ có thế mạnh như quần áo, đồ chơi, giày dép, đồ da... Biểu thuế của Â'n Độ gây khó khăn cho xuất khẩu....

Chính phủ cần có biện pháp khẩn cấp để hạ giá thành xuất khẩu, gồm cả điều khoản cho khu vực tư nhân về dịch vụ cảng, không đánh thuế hàng nhập để sản xuất cho xuất khẩu, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, xem xét lại luật lao động, cho phép linh hoạt trong việc thuê và thải công nhân trong các khu vực hướng về xuất khẩu. Chính phủ cần động viên vốn đầu tư nội địa vào các đơn vị sản xuất hướng về xuất khẩu, cho nước ngoài đầu tư 100% và không can thiệp hành chính vào đó. Tập trung phát triển ngành kỹ thuật thông tin, phần mềm (mấy năm gần đây xuất khẩu phần mềm tăng với tốc độ 50%).

b) Cải thiện nông thôn:

Nông thôn Â'n Độ cần một hợp đồng xã hội mới trong đó có cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, được cung cấp bằng giá thương mại chứ không cho không. Nhà nước phải đảm bảo làng nào cũng có nước sạch, có đường xá dẫn đến huyện, có điện và điện thoại. Dùng tiền thu được của dịch vụ cơ sở hạ tầng vào việc phát triển công nghiệp nông thôn. Thông qua đẩy mạnh xuất khẩu ở các bang ven biển để tăng năng suất các sản phẩm địa phương. Nên tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc về xây dựng xí nghiệp hỗn hợp giữa thị trấn và làng, giữa sở hữu tập thể và cá nhân.

c) Ổn định kinh tế vĩ mô:

Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế châu A', cần kết hợp chiến lược tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô: phải cẩn thận với việc vay ngắn hạn, (đây là số vốn không bền, hay thay đổi, thị trường sẽ rối loạn khi dự trữ ngắn hạn tụt xuống dưới nợ ngắn hạn) ; thận trọng trong việc tự do hóa thị trường tài chính, song vẫn đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, tư nhân hóa các ngân hàng nhà nước, thông báo ngay biến động trong giao dịch thanh toán, mở rộng cửa cho FDI.

Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện những mục tiêu nêu trên, đặc biệt, đưa cải cách vào giai đoạn 2 theo hướng đẩy mạnh hóa tự do hóa, tư nhân hóa, thúc đẩy ngoại thương.

Ngày 31 tháng 10 năm 1998, tổng thống K.R. Narayanan đã ký sắc lệnh cho phép các công ty mua lại cổ phần của họ tới 25% vốn cổ phần đầy đủ và mức dự trữ tự do, được tham gia đầu tư giữa các tập đoàn. Các công ty có thể đầu tư, cho vay tới 60% giá trị của mình, hoặc mua lại 100% vốn của công ty khác mà không cần xin phép chính phủ như trước. Â'n Độ đã khẩn trương xúc tiến thực hiện sắc lệnh này.

Â'n Độ tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng ngân hàng đa quốc gia; quyết định xây dựng xa lộ Bắc - Nam dài 7000 km và xa lộ Đông - Tây, 5 sân bay quốc tế, trong đó vốn của nước ngoài có thể lên tới 100%, lắp đặt một hệ thống viễn thông quốc gia, đẩy mạnh dịch vụ điện thoại ở nông thôn, thực hiện chính sách mới về internet, cho tư nhân mở dịch vụ internet, lập mạng lưới internet thống nhất trong toàn quốc. Chính phủ mời thầu khai thác dầu, thông qua kế hoạh tăng thêm 80.000 MW điện trong 10 năm tới, phấn đấu để đến năm 2020 có 200.000 MW điện hạt nhân. Â'n Độ cũng xúc tiến các biện pháp để xây dựng công nghiệp hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thế giới. Chính phủ tạo điều kiện để nông dân tham gia ý kiến vào chính sách và biện pháp thúc đẩy nông nghiệp, tăng cường vị trí của Hiệp hội các công ty nông nghiệp nhỏ ở nông thôn, tăng gấp đôi sản lượng lương thực thực phẩm, đạt 300 triệu tấn trong thập kỷ tới để đáp ứng nhu cầu của 1 tỷ dân vào năm 2007 chi thêm tiền cho kế hoạch giảm nghèo, bán cho mỗi người nghèo 10 kg lương thực trong một tháng với giá bằng nửa giá thị trường.

Trước môi trường quốc tế bất lợi, chính phủ đã phát hành trái phiếu 5 năm cho Â'n kiều, thu được 4,2 tỷ USD trong tháng 8/98. Quĩ công trái thu 500 triệu đô la. Nhiều đoàn cấp cao của Â'n Độ đã đi thăm các nước, ký nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, khai thông và phát triển kinh tế với một số nước. Ngày 18-9-1998, Thủ tướng Va-giơ-pai đã tuyên bố: " Â'n Độ đã vượt qua tác động tiêu cực của cấm vận kinh tế".

Â'n Độ tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: cho nước ngoài đầu tư tới 100% vào cơ sở hạ tầng, 26% vào bảo hiểm, 49% vào internet, vượt trần đầu tư sau khi các công ty mua lại cổ phần. Chính phủ cũng tìm cách thúc đẩy ngoại thương, chú trọng các nước OECD, và tìm thị trường mới: Mỹ La Tinh, châu Phi, Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), giảm thuế nhập khẩu cho các hàng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư vào các ngành xuất khẩu chính, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cấp khu chế xuất, đặc biệt nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu.

Với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân và với chính sách kinh tế kiên quyết của chính phủ, năm qua Â'n Độ đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Theo báo cáo tại Quốc hội tháng 2/1999, tốc độ tăng GDP của Â'n Độ 1998 - 1999 đạt 5,8% (1997 - 1998: 5%). Ngũ cốc đạt 195,3 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới; sản xuất 72 triệu tấn sữa, đứng thứ tư trên thế giới. Lạm phát giảm từ 8,8% vào 27/9/98 xuống 4,6% vào 30/1/99. Đồng Rupi ổn định so với USD (42,5 Rupi/1USD). Dự trữ ngoại hối (17/2/99) là 27,9 tỷ USD. Nguồn vốn thực tế từ nước ngoài vào Â'n Độ từ tháng 4/98 đến 1/99 đạt 1,5 tỉ USD. FDI từ tháng 4/98 đến 1/99 đạt 1,4 tỉ USD. Ngày 4/2/99, Ngân hàng phát triển châu A' ADB đồng ý cho vay 180 triệu USD trực tiếp, không qua Bộ tài chính cho đường cao tốc Surat-Manor; ngày 18/2/99 WB thông qua khoản viện trợ 210 triệu USD để cải tổ một nhà máy điện. Có hy vọng WB giải ngân, cả 4 khoản viện trợ: 450 triệu, 80 triệu, 275 triệu và 380 triệu USD đã bị phong tỏa sau khi Â'n Độ thử hạt nhân.

Chính phủ đã tham gia Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Hiệp ước hợp tác bản quyền (Patent Cooperation Treaty), thông qua Luật bảo hiểm 1998.

Chương trình vũ trụ tiếp tục phát triển: chuẩn bị phóng vệ tinh IRS - P4 và Insat-2E, tên lửa đẩy sẽ phóng vệ tinh Kitsat của Triều Tiên và Tubsat của Đức. Thành công trong lĩnh vực này sẽ giúp ngành viễn thông, dự báo thời tiết, mùa màng, nghiên cứu, vẽ bản đồ nguồn đất và nước.

Tuy nhiên, Â'n Độ gặp khó khăn trong công nghiệp và kinh tế đối ngoại. Từ tháng 4 đến tháng 12/99 công nghiệp chỉ tăng 3,5%. Giai đoạn từ tháng 4/98 đến 1/99 xuất khẩu giảm 1,98%, thâm hụt thương mại: 7,79 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái: 5,5 tỉ USD). Vốn chạy ra nước ngoài (outflow) từ tháng 4/98-1/99: 680 triệu USD. Do bị trừng phạt kinh tế, 1998 - 1999, viện trợ nước ngoài chỉ đạt 9,1 tỉ rupi, giảm 12,27 tỉ so với dự kiến./.

Cùng chuyên mục