Số 35 - Nền ngoại giao Ấn Độ qua các thời đại

02:14 30/03/2012

Nền ngoại giao Ấn Độ qua các thời đại

Tác giả: Dinkar Shukla.

"Dĩ nhiên tôi tin vào một thế giới duy nhất, Làm sao tôi có thể nghĩ khác được" Mahatma Ghandi.

Niềm tin của Ghandi thể hiện được quan điểm triết học về thế giới của người Â'n Độ kể từ thời xa xưa. Quan điểm đó được phát triển trong một khoảng thời gian dài. Nó bắt nguồn từ những ý tưởng và sự sáng suốt của người Â'n Độ, lịch sử và truyền thống của nó. Trong câu nói "Vasudhalv Kutumbkam" của Sanskrit không phải có nghĩa là "thế giới là một nhà" hay sao. Quan điểm này đã chi phối quan hệ của Â'n độ với các nước khác trong quá khứ, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và trong thời kỳ hiện tại kể từ khi giành độc lập. Lịch sử là bằng chứng chứng tỏ người Â'n độ không bao giờ có tham vọng về mặt lãnh thổ. Nó không bao giờ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược chống lại những quốc gia láng giềng nhỏ hơn hay cuốn các quốc gia láng giềng lớn hơn vào các cuộc chiến tranh. "Sống và hãy sống" hay "ahimsa" (không bạo lực) đã trở thành phương châm của nó trong suốt mọi thời kỳ.

Trong bối cảnh hiện tại, việc nhắc lại cách thức Â'n Độ quan hệ với các nước bên ngoài là điều đáng làm. Trong các tài liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ 4 và 5 trước công nguyên, Â'n Độ đã trao đổi sứ giả hoà bình với các nước khác. Trong số những ví dụ về việc trao đổi sứ giả thường xuyên này có việc cử Magasthenes trong triều đình của Chandragupta, người lãnh đạo đầu tiên của đế chế Mauryan vào khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên. Magasthenes rất được tín nhiệm tại triều đình của Mauryan khi đại diện cho Seleucus Nikator, vị thống soái của Alexander, người mà sau này hình thành lên đế chế Alexander.

Seleucus đã cử Magasthenes sau khi dàn hoà cùng với triều đình Chandragupta. Vị sứ giả Hy lạp này cũng ghi lại rất rõ về cách cai trị của triều đại Mauryan. Ông rất ấn tượng về Chanaka một bộ trưởng, một cố vấn và là người hướng dẫn cho toàn bộ triều đình Chandragupta. Ông Chanaka, người còn được biết dưới tên khác là Kautilya, là tác giả của cuốn luận thuyết nổi tiếng với tên "Arthshatra" hay "khoa học về chính thể". Trong số những thứ khác, cuốn luận thuyết đặt ra những quy tắc nền tảng cho cách thức bang giao với các nước khác. Chính Chanaka là người áp dụng nghiêm ngặt nghệ thuật và các thủ thuật của ngoại giao. Đối với ông ta, tất cả các cách được áp dụng trong số các thủ thuật ngoại giao và các cách ứng xử với các quốc gia bên ngoài đều là hợp lý với điều kiện nó bảo vệ được lợi ích của vương quốc Mauryan. Đó là điều mà Machiavelli đã nhắc lại trong khoảng 18 thế kỷ sau đó. (Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia mà chúng ta theo đuổi là vĩnh viễn). Điều cũng đáng ghi nhận ở đây là trước Clausewitz rất lâu, Chanaka đã khẳng định rằng "chiến tranh là sự thể hiện chính sách của nhà nước dưới hình thức khác". Nhưng để duy trì đạo đức của người Â'n Độ, Chanaka cũng nói thêm rằng "chiến tranh phải luôn phục vụ cho lợi ích của toàn bộ chính thể chứ không phải là sự kết thúc của chính chính thể đó".

Những mối liên hệ giữa Â'n Độ và các nước Phương Tây được thiết lập dưới triều đại Chandragupta và được tiếp nối dưới triều đại của con trai ông ta, Bindusar. Các sứ giả tới làm việc tại vương triều này ở Patallputra từ Ptolemy tới Ai cập. Antiocus, con trai của Selecus cũng cử đại diện của ông ta tới Patallputra. Ashoka đại đế, cháu của vua Chandragupta cũng mở rộng thêm những mối quan hệ. Ông ta kế vị ngai vàng vào năm 273 trước công nguyên. Trong suốt 40 năm trị vì dưới thời ông ta, Â'n Độ trở thành một trung tâm quốc tế quan trọng, chủ yếu bởi sự phổ biến nhanh chóng của đạo phật. Các vị sứ giả, người đưa tin của vua Ashoka cũng tới tận những vùng xa xôi như Ai cập, Hy lạp ở Phương Tây, vùng trung A', nam và đông nam A' như Miến điện, Xiêm (Thái Lan).... Ông đã cử con trai là Mahendra và con gái, Sanghmitra tới Ceylon (Srilanka) với một bản thông điệp của đạo phật.

Kể từ thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, ảnh hưởng của Â'n độ đã lan sang vùng phía Đông và Đông Nam A', tới Ceylon, Miến điện, Mã lai, Java, Sumatra, Borneo, Slam, Campuchia và Đông Dương. Do đó, quan hệ về ngoại giao, kinh tế và văn hoá tự nhiên cũng phát triển theo trong suốt thời kỳ này.

Â'n Độ và Trung Quốc thường xuyên có sự trao đổi giữa các học giả và những người này trở thành những vị sứ giả của hai nước. Những học giả của Â'n độ như Kashyap Matanga và những người khác đã có chuyến đi dài và vất vả sang Trung Quốc. Những học giả nổi tiếng nhất của Trung Quốc đã từng có những chuyến đi dài và vất vả tương tự sang Â'n Độ là Fa Hien (vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên) và Huen Tsang (thế kỷ thứ 7). Fa Hien nghiên cứu tại trường đại học Pataffputra. Huen Tsang tới Â'n Độ vào khoảng thời gian khi Harshvardhan đang trị vì toàn bộ đế chế ở miền bắc Â'n Độ. Việc trao đổi các đoàn học giả này đã dẫn tới việc hình thành mối quan hệ về mặt chính trị giữa các vị hoàng đế Trung Quốc và các vị vua của Â'n Độ trong những thời kỳ này. Harshvardhan và hoàng đế Trung Quốc thời kỳ nhà Đường thậm chí đã có sự trao đổi sứ giả.

Albernuni là một thương gia nổi tiếng từ vùng Ba Tư đã đến Â'n Độ vào thế kỷ thứ 11. Sau ông ta hai thế kỷ có các chuyến viếng thăm của người Arập, Ibn Bututa. Với kiến thức rộng lớn của ông ta về các nước trải dài từ Ai Cập đến Trung Quốc, ông ta đã được vua của Â'n Độ lúc đó là vua của vùng Delhi, Mohammed bin Tuglak (1326-1351)sử dụng một cách linh hoạt. Ông ta đã chọn Batuta làm sứ giả của Â'n Độ sang triều đình của hoàng đế Trung Quốc lúc đó.

Những người Châu Âu đầu tiên mà Akbar biết đến là những người Bồ Đào Nha. Trong thời kỳ trị vì của Jehangir, con trai của ông ta, quân đội Bồ Đào Nha bị quân Anh đánh bại trong một trận thuỷ chiến ở ngoài khơi vùng biển Â'n Độ Dương. Chẳng bao lâu sau, vào năm 1615, Ngài Thomas Roe, vị sứ giả của vua James I của Anh đã trình diện trước triều đình của vua Jehangir. Đế chế Mughal bị suy yếu rõ rệt dưới thời vua Auragzeb. Nó bị tan vỡ rất nhanh sau khi ông ta chết. Trong thời kỳ này hoạt động ngoại giao ở mức thấp nhất. Những người Anh sau đó thích thực hiện những điều giả dối trong hoạt động ngoại giao hơn.

Hầu như không có gì để nói về hoạt động ngoại giao trong suốt thời kỳ thống trị của thực dân Anh trên đất nước Â'n Độ. Tuy nhiên, Quốc hội dân tộc Â'n Độ (INC) đã bắt đầu phát triển quan điểm của Â'n Độ về thế giới kể cả trong thời kỳ họ đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

Quốc hội nhân dân Â'n Độ đã dành sự ủng hộ đối với các cuộc đấu tranh giải phóng ở các khu vực khác trên thế giới. Họ đã tố cáo Hitle và chủ nghĩa quốc xã của hắn, Musolini và chủ nghĩa phát xít và Nhật Bản với chủ nghĩa phiêu liêu. INC đại diện cho nền hoà bình của thế giới, sự giải trừ quân bị toàn diện và quyết định không tham gia vào các khối quân sự của các cường quốc. Và vì vậy, tiếng nói của họ là tiếng nói của người dân và được tôn trọng trong các hội đồng trên thế giới.

Sau khi giành được độc lập năm 1947, Â'n Độ đã chọn con đường dân chủ và trung thành với sự lựa chọn của mình kể cả khi nền dân chủ gặp khó khăn ở tất cả mọi nơi. Là một quốc gia mới nhưng Â'n Độ không phải mất nhiều thời gian để định hình chính sách đối ngoại của mình bởi trong tay nó là cả một di sản quá khứ phong phú. Chính sách đối ngoại của nước Â'n Độ độc lập là sự mở rộng của chính sách đã được phát triển trong suốt nhiều thế kỷ và đặc biệt là trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập. Đáng ghi nhận là trong toàn bộ quốc gia có sự đồng nhất về mục tiêu và nguyên tắc và trong cách xử lý các mối quan hệ với các quốc gia khác. Ngoài việc ủng hộ một cách kiên định các phong trào đấu tranh giành độc lập và phong trào chống chủ nghĩa Apartheid, Â'n Độ còn đi đầu trong phong trào không liên kết, một phong trào sau này lớn mạnh trở thành một lực lượng hùng hậu trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Việc chấm dứt chiến tranh lạnh là một sự kiện mang tính chất nhảy vọt trong thế kỷ 20. Chính quyền Delhi cũng không mất nhiều thời gian để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đang hình thành. Nó cũng thực hiện những thay đổi tương tự để thích nghi với trật tự kinh tế thế giới mới. Trong khi vẫn duy trì mối quan hệ truyền thống hữu hảo với Nga và các nước khác thuộc khối Đông Âu trước đây, Â'n Độ cũng tạo dựng được sự hiểu biết mới đối với Mỹ. Nỗ lực của Â'n Độ đối với cả hai khối được thể hiện qua chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào đầu năm nay. Mùa xuân trong quan hệ Â'n Độ và Mỹ đã tới mà Â'n Độ không cần phải chịu bất cứ sự nhượng bộ nào đối với việc ký kết hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT), tham gia vào khối không phổ biến vũ khí hạt nhân hay phải tuân thủ theo các hiệp ước cắt giảm nguyên liệu sản xuất tên lửa.

Quan hệ của Â'n Độ đối với các nước láng giềng ở Nam A' như Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal và Sri Lanka rất thân thiện và ấm áp. Pakistan là trường hợp ngoại lệ duy nhất. Với Trung Quốc, rõ ràng là quá khứ cay đắng đã qua đi và hai nước láng giềng đang có xu hướng tạo ra bước khởi đầu mới bằng việc bình thường hoá sau vụ đụng độ giữa hai nước ở vùng Pokharan. Điều này được thể hiện rất rõ ràng qua lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Â'n một cách long trọng gần đây và chuyến thăm của Tổng thống Â'n Độ, ngài K.N. Narayanan sang Trung Quốc.

Tuy nhiên Pakistan vẫn là một ẩn số. Trong suốt 53 năm, liên tục các chính phủ của Â'n Độ nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Islamabad nhưng đều không đạt kết quả. Pakistan đáp lại bằng cuộc chiến tranh của các bộ lạc, hai cuộc xâm lược vào năm 1965 và 1971, những vụ khủng bố qua biên giới không hề giảm sút kể từ năm 1988 và những đợt thâm nhập quân sự nguy hiểm qua đường biên giới kiểm soát ở vùng Kargil, thuộc tỉnh Jammu của Â'n Độ và Kashmir vào năm ngoái. Chỉ sau sự kiện Kargil vài tháng, chính quyền Islamabad dưới chiêu bài ngoại giao xe buýt đã lừa thủ tướng Â'n Độ Ata Bihari Vajpayee một cách khôn khéo. Các nước khác như Anh, Đức, Nhật và Trung Quốc và những nước khác đã đồng tình yêu cầu Pakistan tuân thủ theo đường biên giới kiểm soát ở vùng Kargil. Điều này, theo một chuyên gia về chính trị, là một sự thành công của nền ngoại giao Â'n Độ./.

Cùng chuyên mục