Số 36 - Bước phát triển mới trong quan hệ Việt - Nga

08:20 30/03/2012

Bước phát triển mới trong quan hệ Việt - Nga

Tác giả: Lê Thanh Vạn.

Từ ngày 10 - 14/9/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Liên Bang Nga. Với việc ký kết một loạt hiệp định quan trọng, chuyến thăm đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt-Nga, đăc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại.

1. Bối cảnh của chuyến thăm:

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh thuận lợi của tình hình quốc tế, tình hình ở khu vực châu A' - Thái Bình Dương và hai nước . Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu A' cơ bản đang được khắc phục; xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển giữa các nước vẫn là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế; tình hình trên bán đảo Triều Tiên diễn biến thuận lợi theo hướng hoà giải dân tộc; sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, các nước ASEAN đang hồi phục và dần dần lấy lại vai trò và vị trí quốc tế trước đây của mình.

Từ giữa thập kỷ 90 đến nay, đăc biệt trong thời gian gần đây, Liên bang Nga triển khai tích cực chính sách đối ngoại được điều chỉnh từ quá ngả sang Phương Tây theo hướng cân bằng Đông - Tây hơn, tức là coi trọng hơn quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở châu A' trong đó có Việt Nam. Mới đây Tổng thống Putin đã thực hiện các chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tháng 7/2000) và đến Â'n Độ (tháng 10/2000).

Đối với Nga, việc tăng cường quan hệ với các nước châu A', trước hết phát triển quan hệ "đối tác chiến lược" với Trung Quốc và Â'n Độ có ý nghĩa đăc biệt trong bối cảnh NATO vẫn đang tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng sang phía Đông, đe doạ đến lợi ích an ninh của Nga. Phát triển quan hệ với Trung Quốc và Â'n Độ, Nga không những chỉ có thêm những người bạn lớn có sức mạnh hỗ trợ Nga giải toả bớt sức ép của việc mở rộng NATO, mà còn có thêm những thị trường lớn mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế Nga vốn đang khó khăn. Việc Nga bắt đầu tham gia vào quá trình hoà giải trên bán đảo Triều Tiên làm tăng vai trò và vị trí của Nga trên trường quốc tế. Quan hệ với Việt Nam được Nga ngày càng coi trọng bởi lẽ ngoài những lợi ích rõ ràng về chính trị và kinh tế, Nga còn nhìn thấy Việt Nam như là một cầu nối cho Nga đi vào khu vực các nước ASEAN.

Chính sách đối ngoại như trên của ban lãnh đạo Nga đang được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân Nga cũng như sự hài lòng và đánh giá cao của nhiều nước trên thế giới.

Ở Nga từ đầu năm đến nay, đăc biệt là sau khi ông Putin thắng cử tổng thống (3/2000), măc dù còn nhiều khó khăn, phức tạp, song về cơ bản tình hình chính trị, kinh tế xã hội đang dần dần đi vào thế ổn định. Quan hệ giữa Tổng thống và Quốc hội lần đầu tiên sau nhiều năm đã không còn đối đầu; quyền lực của chính quyền Trung ương được củng cố; trong vấn đề Chechnya phía Nga đang giành thế chủ động. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đã có những tiến triển tích cực: GDP năm 1999 đạt 3,2%; dự đoán năm nay đạt 4,5% và năm 2001 cũng từ 4 - 5 %; sản xuất công nghiệp cũng có mức tăng đáng kể (trong tháng 7/2000 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 1999); lương và lương hưu tăng, đời sống của nhân dân có được cải thiện.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới tiếp tục thu được những kết quả quan trọng, tác động tích cực đến mọi măt đời sống xã hôi. Đảng và Nhà nước ta một măt tăng cường phát huy nội lực, măt khác đẩy mạnh triển khai chính sách "đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ", mở rộng hợp tác với tất cả các nước, đăc biệt với Liên Bang Nga. Chúng ta chú trọng tăng cường quan hệ với Liên Bang Nga vì Nga không những chỉ là nước lớn, có tiềm năng mạnh, mà vì Nga còn là nước bạn bè truyền thống của ta, đã cùng các nước cộng hoà khác của Liên Xô trước đây dành cho nhân dân ta sự ủng hộ to lớn và giúp đỡ quí báu trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng hoà bình của nhân dân ta. Xét cho cùng trong lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam và Nga đã không có tranh chấp, không có mâu thuẫn lớn. Tình hữu nghị dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau được thử thách trong một nửa thế kỷ qua là tài sản vô giá của hai dân tộc, là cơ sở để cho hai nước tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực, phục vụ lợi ích của cả hai nước.

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng ta được thực hiện trong lúc quan hệ Việt - Nga đang phát triển tốt. Sau giai đoạn ngưng trệ tạm thời vào đầu những năm 90, quan hệ Việt - Nga trong những năm gần đây, đăc biệt là sau khi Nga triển khai chiến lược đối ngoại cân bằng Đông - Tây (từ 1996) được thúc đẩy mạnh mẽ mà biểu hiện rõ rệt là các vị lãnh đạo cấp cao của hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Năm 1997 Thủ tướng Nga lúc đó là ông V. Chernomurdin và Chủ tịch Đuma Quốc gia G.Seleznhiov đã thăm Việt Nam; đầu năm nay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga I.Ivanov đã sang thăm nước ta. Còn về phía Việt Nam thì tháng 6 năm 1996 Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tháng 5/1998 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và tháng 8/1998 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thăm chính thức Liên Bang Nga.

Kết quả của các cuộc hội đàm cấp cao nói trên cho thấy lãnh đạo hai nước đều khẳng định mong muốn tiếp tục giữ gìn, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.

Trong thời gian chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng thống Yeltsin đã khẳng định rằng Nga coi "Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam A'", còn Chủ tịch nước Trần Đức Lương tuyên bố "Việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều măt trên cơ sở lâu dài, ổn định và cùng có lợi với Liên Bang Nga là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam". Lãnh đạo hai nước còn có quan điểm gần gũi nhau đối với các vấn đề quốc tế quan trọng, đăc biệt là đối với việc giữ gìn hoà bình, ổn định trên thế giới nói chung và ở khu vực châu A' - Thái Bình Dương nói riêng. Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam với tư cách là điều phối viên trong đối thoại Nga - ASEAN.

Như vậy có thể nói chuyến thăm Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải được tiến hành trong điều kiện quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển thuận lợi, nhất là ngay sau dịp hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên về hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Nga thì trong một số lĩnh vực tình hình có những thuận lơị, nhưng trong một số lĩnh vực khác có những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Về những thuận lợi, trước hết phải kể đến sự hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và điện năng. Có thể nói đây là những lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt - Nga có hiệu quả nhất. Xí nghiệp Vietsovpetro là đơn vị liên doanh Việt - Nga khai thác dầu khí lớn nhất ở Việt Nam với sản lượng dầu khai thác từ năm 1986 tới tháng 8/2000 đạt 83 triệu tấn và khí cung cấp vào bờ từ năm 1995 đến tháng 8/2000 đạt 4,4 tỉ m3. Xí nghiệp đã được xếp vào hàng 10 xí nghiệp sản xuất dầu khí có hiệu quả nhất của thế giới; là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn nhất cho ngân sách Việt Nam và đáng kể cho ngân sách Liên Bang Nga. Hiện nay tại Dung Quất hai nước đang triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam với công suất 6,5 triệu tấn/ năm và số vốn 1,5 tỉ USD. Sau khi xây dựng xong, sản phẩm của nhà máy không chỉ đáp ứng nhu cầu của Việt Nam về xăng dầu mà còn có thể để xuất khẩu. Về hợp tác trong lĩnh vực điện năng thì các nhà máy điện do Liên Xô trước đây và Nga giúp Việt Nam xây dựng như nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly, Dami, nhà máy Nhiệt điện Phả lại.... đang phát huy tác dụng. Đồng thời hiện Nga đang mong muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Playkrông, nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn.

Về đầu tư, do bản thân nước Nga có khó khăn, thiếu vốn ngoại tệ, cũng như do các nhà doanh nghiệp Nga chưa có sự hiểu biết đẩy đủ và cũng chưa có đủ niềm tin vào thị trường Việt Nam nên số lượng đầu tư của Nga vào nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn rất khiêm tốn, mới chỉ đạt trên 1,4 tỉ USD, chiếm vị trí thứ 8 trong tổng số 66 nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (1).

Vấn đề khó khăn nhất trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước là tình trạng kim ngạch buôn bán hai chiều còn quá thấp, không tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống cũng như tiềm năng của hai nước. Những năm gần đây kim ngạch hai chiều chỉ dao động vào khoảng 400 - 500 triệu USD/năm, tức là chiếm từ 3 - 4% ngoại thương của Việt Nam so với 70 -80% thời kỳ còn Liên Xô và chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga (2).

Nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi Liên Xô tan rã tình hình Nga không ổn định kéo dài, cộng với các cuộc cải cách kinh tế không mấy thành công đã làm cho nền kinh tế Nga rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Vì thế mà kim ngạch ngoại thương của hiện nay với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam đều bị giảm mạnh (chẳng hạn với Â'n Độ kim ngạch 2 chiều chỉ ở mức 1,6 tỉ USD so với 5,5 tỉ USD trước đây; còn với Trung Quốc kim ngạch dao động khoảng 6 - 7 tỉ USD so với mục tiêu đề ra cho năm 2000 là 20 tỉ USD). Việc kim ngạch hai chiều Nga - Việt giảm mạnh còn là vì Nga đã không nhập các măt hàng truyền thống của ta như thảm len, mây tre, mỹ nghệ.... mà trước đây rất được ưa chuộng tại thị trường Liên Xô do Nga phải dành ngoại tệ để nhập các nhu yếu phẩm cần thiết hơn từ các nước khác.

Hai là, vấn đề Việt Nam nợ Nga chưa được giải quyết dứt điểm cũng là vấn đề "kẹt" lâu nay trong quan hệ buôn bán giữa hai nước, bởi vì về phía Nga thì đã có nhiều doanh nghiệp và cơ quan kinh tế đối ngoại Nga ủng hộ quan điểm dùng số nợ của Việt Nam để phát triển quan hệ thương mại, trong khi đó về phía Việt Nam các doanh nghiệp lại không muốn xuất hàng sang Nga do sợ bị trừ vào nợ.

Ba là, phương thức thanh toán cũng là một vấn đề khó khăn do cả hai bên đều thiếu tiền măt bằng ngoại tệ mạnh trong khi sự trợ giúp của ngân hàng hai nước hầu như không có. Về vấn đề này tiến sĩ Poliakov đã có lý khi nhận xét: "kinh tế thị trường ngày nay đã làm thay đổi triệt để tình hình. Việc bị mất sự bảo trợ từ phía các cơ quan nhà nước, mất các khoản tín dụng hỗ trợ đã dẫn đến giảm khối lượng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nức so với những năm trước đây" (3). Thêm vào đó ở thị trường Nga thường được áp dụng hình thức "trả chậm", nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khó chấp nhận vì hình thức thanh toán này chịu sự rủi ro quá lớn.

Bốn là, các địa phương của hai nước đều mong muốn có đối tác làm ăn của phía bên kia, nhưng rất lúng túng trong thủ tục xuất, nhập khẩu, cũng như về phương thức thanh toán.

Những lý do cơ bản nêu trên, cùng với những lý do khác như cước phí vận chuyển cao và yêu cầu về chất lượng hàng hoá của cả hai phía ngày càng tăng cũng làm cho việc trao đổi hàng hoá thương mại giữa hai nước suy giảm.

Trong bối cảnh như vậy, chuyến thăm Nga của thủ tường Phan Văn Khải là nhằm mục đich: về chính trị, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi mối quan hệ với Liên bang Nga là một trong những hướng ưu tiên chiến lược lâu dài trong đường lối đối ngoại của Việt Nam; về kinh tế, tháo gỡ những vấn đề "kẹt" lâu nay cản trở quan hệ buôn bán giữa hai nước, nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương lên một mức cao hơn, cũng như tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh.

2. Kết quả của chuyến thăm:

Có thể đánh giá rằng những mục tiêu chính của chuyến thăm đều đã được thực hiện đẩy đủ và được thể hiện rõ ở những khía cạnh sau đây:

- Về chính trị: Hai bên khẳng định tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống giữa hai nước; đánh giá cao vai trò và vị trí của bên kia trong chiến lược đối ngoại của mình. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng đối với Nga mối quan hệ Nga - Việt vẫn là "quan hệ đối tác truyền thống, chiến lược bền vững cho dù có những biến đối của tình hình thế giới và mỗi nước" (4). Còn Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố : "Việt Nam luôn coi mối quan hệ với Liên Bang Nga là một trong những hướng ưu tiên chiến lược lâu dài trong đường lối đối ngoại của Việt Nam" (5). Hai bên cũng nhất trí rằng việc thường xuyên tiến hành các cuộc găp gỡ cấp cao là hình thức quan trọng để thúc đẩy quan hệ hai nước và tăng cường sự phối hợp trên cơ sở gần gũi và trùng hợp về quan điểm đối với các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc ký kết Hiệp định về những nguyên tắc hợp tác giữa chính quyền các địa phương của Việt Nam và các cơ quan hành pháp của các chủ thể Liên bang Nga trong chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp theo việc ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc quan hệ nhà nước giữa Việt Nam và Liên bang Nga ký năm 1994, mối quan hệ song phương Việt - Nga sẽ được mở rộng ở mọi cấp độ, ở cả Trung ương lẫn địa phương.

- Về kinh tế: Với việc ký kết Hiệp định về xử lý nợ của Việt Nam đối với Liên bang Nga, hai bên đã khắc phục được một trong những vấn đề "kẹt" lâu nay cản trở quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Theo tinh thần của Hiệp định thì số nợ của Việt Nam đối với Nga được giảm hơn 85% và sẽ được trả dần trong 23 năm với lãi suất hàng năm là 5%, trong đó Nga trích ra 0,25% (tương đương 3 triệu USD) để giúp Việt Nam đào tạo cán bộ. Phương thức trả nợ gồm 4 phần: 10% trả bằng tiền măt (USD), còn lại 90% số nợ này sẽ được sử dụng để mua hàng hoá, đầu tư của Nga tại Việt Nam và chi phí cho các dịch vụ khác của Liên Bang Nga tại Việt Nam. Như vậy, với thiện chí của cả hai bên, cách thức trả nợ không phải là "gánh nặng" cho Việt Nam, ngược lại, dưới góc độ nhất định, nó sẽ làm tăng số tiền đầu tư của Nga vào nền kinh tế Việt Nam. Về ý nghĩa của Hiệp định này tờ "tin báo" Hồng Công số ra ngày 29/9/2000 viết: "Vấn đề nợ nần của Việt Nam vẫn ám ảnh quan hệ hai nước hàng chục năm qua, trong đó khoảng 80% khoản nợ từ trước năm 1992 của Liên Xô cũ, nên việc ký Hiệp định này trên thực tế là dấu chấm hết về sự tranh luận giằng co giữa hai nước."

Kết quả quan trọng thứ hai là hai bên đã ký được thoả thuận về hợp tác giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng kinh tế đối ngoại Liên bang Nga. Điều này tạo khung pháp lý để giải toả khâu thanh toán vốn vẫn là một trong những cản trở lớn nhất trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Thêm vào đó, việc hai bên thoả thuận áp dụng nhiều biện pháp khác như mở rộng phương thức hàng đổi hàng, tăng cường tiếp xúc giữa các doanh nghiệp và các địa phương của hai nước sẽ tác động tích cực đến quan hệ kinh tế thương mại song phương.

Kết quả quan trọng tiếp theo là hai bên nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh. Việc ký kết hợp đồng khai thác lô khí đốt 112 chính là thể hiện sự mong muốn của hai bên tiếp tục mở rộng và phát huy sự hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

- Về các lĩnh vực hợp tác khác: Nội dung các cuộc hội đàm cho thấy hai bên còn đạt được sự nhất trí cao về việc thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kỹ thuật quân sự, giáo dục đào tạo, văn hoá, du lịch, thể thao...., nâng các mối quan hệ này lên một mức cao hơn, phù hợp với ý nghĩa của quan hệ "đối tác chiến lược" giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

3. Triển vọng quan hệ Việt Nga:

Nếu xét toàn bộ quá trình lịch sự phát triển của quan hệ Việt - Xô trước đây và quan hệ Việt - Nga hiện nay thì thấy rằng triển vọng quan hệ Việt - Nga là rất to lớn. Nhận xét này xuất phát từ những căn cứ dựa trên sự phân tích những tiềm năng của hai nước, yếu tố thuận lợi và không thuận lợi trong quan hệ giữa hai nước. Những yếu tố thuận lợi thì có nhiều, song trước hết phải kể đến hai nước hiện nay không có bất đồng, mâu thuẫn về chính trị mặc dù chế độ chính trị có khác nhau, cùng có chung ý muốn phát triển mối quan hệ song phương về mọi mặt phục vụ lợi ích của hai nước; trong hợp tác kinh tế, hai nước có tiềm năng to lớn, tiếp tục phát triển hợp tác trong các ngành mà hai nước có thế mạnh; cả 2 nước đều tỏ thiện chí trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư, và đáng chú ý trong chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai bên đã thành công trong việc tạo khung pháp lý nhằm khắc phục những trở ngại này. Về những yếu tố không thuận, nổi bật nhất là hai nước đều có nhu cầu lớn về vốn phục vụ cho phát triển bên trong, do đó ít có khả năng hỗ trợ được cho nhau; chất lượng cũng như trình độ khoa học - công nghệ của nhiều loại sản phẩm của cả 2 nước còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của ngày nay và ở những khía cạnh nào đó ở tầm vi mô các nhà doanh nghiệp của cả hai bên chưa thực sự coi trọng thị trường của nhau, chưa thể hiện được đầy đủ những thoả thuận đạt được ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, nếu so sánh các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi thì thuận lợi là cơ bản, và vì thế quan hệ Việt - Nga có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

Xét về ý nghĩa địa chiến lược, chuyến thăm Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải không những chỉ thúc đẩy quan hệ 2 nước Việt - Nga, mà còn tác động thuận lợi đến tình hình ở khu vực Đông Nam A' nói riêng và châu A' - Thái Bình Dương nói chung. Bởi vì quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay dưới con mắt của các nước ở châu A' khác cơ bản so với quan hệ Việt - Xô trước kia mà biểu hiện là:

- Quan hệ Việt - Nga không nhằm chống nước thứ 3.

- Lợi ích của việc tăng cường quan hệ Việt - Nga phù hợp với lợi ích của các nước ở khu vực (bảo hộ hoà bình và ổn định, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các nước, tuân thủ luật pháp quốc tế.... cũng là nguyện vọng chung của tất cả các nước).

- Việc Nga triển khai chiến lược đối ngoại nói chung và chiến lược châu A' -Thái Bình Dương nói riêng cho thấy hiện nay Nga không phải là mối đe doạ đối với các nước ở châu A'.

- Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ của Việt Nam đang được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng thế giới, đang ngày càng góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những nhân tố này của quan hệ Việt - Nga tác động thuận lợi đến tình hình ở khu vực châu A' - Thái Bình Dương, đồng thời, đến lượt mình xu thế hoà bình, ổn định, mở rộng hợp tác ở châu A' - Thái Bình Dương sẽ lại tác động tích cực đến sự phát triển của mối quan hệ Việt - Nga. Vấn đề còn lại là ở chỗ 2 nước sử dụng tiềm năng của mình và những điểu kiện quốc tế thuận lợi như thế nào để mở rộng sự hợp tác trong tương lai.

Tóm lại, chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, tình hình ở hai nước tuy ở những mức độ khác nhau nhưng ổn định, quan hệ Việt - Nga đang trên đà phát triển. Nội dung các cuộc hội đàm cho thấy chiến lược của hai nước găp nhau trên tất cả những vấn đề lớn, kể cả song phương và quốc tế, càng làm tăng thêm ý nghĩa của chuyến đi như là bước tiếp nối các nỗ lực chung của hai nước trong việc củng cố quan hệ hữu nghị Việt - Nga. Việc Tổng thống Putin và Thủ tướng Nga Kasyanov đã nhận lời thăm chính thức Việt Nam và khi các chuyến thăm này được thực hiện thì chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ "đối tác chiến lược" Việt - Nga.

Với việc ký kết một loạt hiệp định nhằm tháo gỡ bế tắc, giải toả những vấn đề lâu nay cản trở quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước để "thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước với quy mô lớn hơn", kết quả của chuyến thăm mang tầm chiến lược.

Nhưng để các thoả thuận được thực hiện tốt, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp của cả hai nước cần phải có những bước triển khai cụ thể. Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, phải tìm hiểu và nhạy bén với những nhu cầu của thị trường Nga, kịp thời tìm nguồn hàng với chất lượng đảm bảo để có thể cạnh tranh được trên thị trường Nga ngày một khó tính hơn. Mặt khác, để có thể thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam, các cơ quan chức năng của ta, đặc biệt là Đại sứ quán ta ở Liên bang Nga cần tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp Nga, giới thiệu cho họ những thông tin mới nhất và chính xác nhất về tình hình thị trường Việt Nam, tạo cho họ có đủ niềm tin để đầu tư vào nền kinh tế của nước ta. Chúng ta cũng cần phải quan tâm và sử dụng hàng vạn người trong cộng đồng Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Nga, coi đó là một nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại 2 nước. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể phát huy những kết quả của các cuộc tiếp xúc cấp cao, mới tạo được sự "đột phá" thực sự trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

Tài liệu trích dẫn:

1. Schegolev V. S. (Trưởng Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam): "Những triển vọng của quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại Nga-Việt". Kỷ yếu Hội thảo 50 năm quan hệ Việt-Nga. Học viện QHQT, 2000. Tr. 98.

2. Bùi Khắc Bút (Vụ trưởng Vụ châu Âu I, BNG). "Quan hệ Việt - Nga: 50 năm - một chặng đường lớn". Sđd. Tr.21.

3. Poliakov I. (Tham tán, BNG Nga). "Những hướng cơ bản trong quan hệ Việt - Nga". Sđd. Tr. 49.

4. Phát biểu của Tổng thống V. Putinôtrong cuộc tiếp Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 12/9/2000.

5. Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải trong cuộc gặp nói trên./.

Cùng chuyên mục