Số 36 - Đôi nét về đông Á trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI

08:25 30/03/2012

Đôi nét về đông Á trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI

Tác giả: Nguyễn Đình Luân.

Đông A' là một khu vực có vị trí quan trọng trên thế giới cả về địa-chính trị, địa-kinh tế và địa-văn hoá. Sự vận động và phát triển của khu vực này trong lịch sử vừa quanh co, phức tạp, vừa phong phú và đa dạng. Là quê hương của 3 phát minh lớn trên thế giới là thuốc súng, giấy in và la bàn nhưng sự phát triển của khu vực này nhìn chung quá chậm chạp so với Tây Âu và Bắc Mỹ. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở đông A' bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XIX chủ yếu do sức ép của phương Tây. Trong nửa cuối của thế kỉ XX quá trình này được thúc đẩy mạnh hơn. Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới; ngoài ra còn có một số "con rồng", "con hổ" khác. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực này có những biến đổi to lớn. Chiều hướng vận động và phát triển của Đông A' trong thập kỉ 90 tiếp tục chi phối tương lai của khu vực đầu thế kỉ XXI.

1. Đông A' trong thập kỉ 90:

Nhìn lại Đông A' trong thập kỉ 90 có thể thấy hoà bình, hợp tác để cùng phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế ở khu vực. Xu thế này được hình thành từ sự tương tác của các yếu tố cơ bản sau đây:

Một là, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước sau chiến tranh lạnh theo hướng coi phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, gắn an ninh với phát triển và từng bước xây dựng một quan điểm toàn diện về an ninh quốc gia, sức mạnh quốc gia và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá và hướng tới phát triển xã hội thông tin cùng nền kinh tế tri thức.

Ngay từ khi chiến tranh lạnh chưa kết thúc, Đông A' đã có những biến đổi đáng chú ý do điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Trung Quốc. Từ 1977 Nhật Bản điều chỉnh chính sách với khu vực thông qua việc thực hiện học thuyết Fukuda. Năm 1978 Trung Quốc bắt đầu thực hiện 4 hiện đại hoá. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 vẫn không làm nản lòng các nhà đầu tư Nhật Bản và lợi ích kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc đã hậu thuẫn cho Nhật Bản không theo đuôi Mỹ cấm vận Trung quốc. Việt Nam cũng đã tiến hành công cuộc Đổi Mới từ năm 1986 mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, từng bước thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và đồng thời tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế. Sau chiến tranh lạnh, hệ tư tưởng tuy vẫn là một trong những tiêu điểm của quan hệ quốc tế, song không còn là đường ranh giới không thể vượt qua. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN (1995). Toàn cầu hoá và khu vực hoá buộc các nước phải tập trung vào hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế. Tuy vẫn còn những "điểm nóng" như các vấn đề Triều Tiên, Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ giữa các nước mà đặc biệt là ở Biển Đông, nhưng nhìn chung có thể thấy môi trường quốc tế ở khu vực có những thay đổi cơ bản theo hướng hoà bình, hợp tác để cùng phát triển.

Các quan niệm về sức mạnh và an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế và phát triển cũng thay đổi. Khác với thời kì chiến tranh lạnh, giờ đây các nước chú ý nhiều hơn đến sức mạnh tổng hợp quốc gia trong đó sức mạnh khoa học-công nghệ và kinh tế ngày càng có vai trò quyết định. An ninh quốc gia cũng được nhìn nhận một cách toàn diện hơn trong một thế giới ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau chặt chẽ do toàn cầu hoá và tác động mạnh mẽ của các vấn đề toàn cầu như nạn ô nhiễm môi trường, buôn bán ma tuý, tội phạm quốc tế...Tăng trưởng kinh tế tự nó chưa thể bảo đảm cho an ninh sinh thái và công bằng xã hội, vì vậy cần phải có một quan niệm mới về phát triển. Đó chính là phát triển bền vững mà cốt lõi triết học của nó là nguyên lý phương Đông về sự thống nhất giữa" Thiên-Địa-Nhân".

Hai là, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh kiềm chế lẫn nhau nhưng tránh đối đầu, xung đột quân sự trực tiếp.

Bên cạnh việc nâng cấp quan hệ an ninh Nhật-Mỹ (1996), với những mức độ khác nhau của "quan hệ đối tác hướng tới thế kỉ XXI", các quan hệ Mỹ-Trung, Trung-Nga, Trung-Nhật, Nhật-Nga, Mỹ-Nga đều giữ được tính ổn định tương đối. Riêng quan hệ Trung-Mỹ tuy trải qua những thăng trầm đầy kịch tính xung quanh vấn đề Đài Loan và Cô-xô-vô, song rốt cuộc vẫn đi tới được những thoả hiệp nhằm duy trì và đẩy mạnh hợp tác phát triển. Việc Trung Quốc vượt lên trên tất cả những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ để lo toan cho đại cục và việc Mỹ giành cho Trung Quốc qui chế Tối huệ quốc vĩnh viễn và đồng ý để Trung Quốc gia nhập WTO đã một lần nữa xác nhận tính trội của hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Ba là, chủ nghĩa dân tộc yêu nước, ý chí độc lập tự chủ phục hưng đất nước của các dân tộc cùng lòng tự hào, tự tôn khu vực, sự khoan dung và văn hoá chính trị hoà bình trở thành những động lực mạnh mẽ cho đoàn kết dân tộc, tăng cường hợp tác khu vực với các cấp độ khác nhau.

Vấn đề Căm-pu-chia đã được được giải quyết và mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng không thể phủ nhận một thực tế là đất nước chăm pa đang hồi sinh trong tiến trình hoà hợp dân tộc và hội nhập vào một Đông Nam A' thống nhất trong đa dạng. Những khác biệt về hệ tư tưởng cùng những áp lực từ bên ngoài không làm đảo ngược được tiến trình mở rộng ASEAN thành đại gia đình Đông Nam-A'. Các diễn đàn như ARF, "10+3"( đối thoại an ninh giữa 10 nước Đông Nam A' với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) cùng sáng kiến thành lập quĩ châu A' thể hiện rõ những bước phát triển mới trong hợp tác đa phương ở khu vực. Sự hồi phục kinh tế khá nhanh chóng của khu vực sau cơn khủng hoảng năm 1997 chứng tỏ cả bản lĩnh, nội lực của khu vực lẫn khả năng thích ứng của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc.

Mới đây, cả khu vực và toàn thế giới đã chứng kiến một sự kiện lịch sử đặc biệt cuối thế kỉ XX là cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều bàn về hoà bình thống nhất đất nước (6-2000). Việc xoá bỏ biên giới chiến tranh lạnh ở bán đảo Triều Tiên được đặt vào chương trình nghị sự. So với châu Âu, có lẽ chiến tranh lạnh ở châu A' còn đang ở hồi kết.

2. Những thách thức lớn đối với an ninh và phát triển của khu vực đầu thế kỉ XXI.

Tính đa dạng và phức tạp cả về địa-chính trị, địa-kinh tế và địa-văn hoá của khu vực Đông-A' tự nó đã nói lên những thách thức và nguy cơ mà khu vực đang và sẽ phải đối mặt. Đó là:

Thứ nhất, những thách đố trong việc tìm kiếm mô thức phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức.

Có thể nói, mười năm qua các nước Đông A' vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một mô thức phát triển phù hợp với bối cảnh đặc thù của mỗi nước. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang phải tiến hành cải cách hệ thống chính trị. Ngoài những vấn đề chính trị nội bộ, Trung Quốc còn phải tháo gỡ nhiều vấn đề kinh tế nan giải trong đó có vấn đề kinh tế quốc doanh, tham nhũng, phân hoá giầu nghèo....Lộ trình và mô thức thống nhất hai miền Nam-Bắc Triều Tiên sẽ không đơn giản. Các nước ASEAN, ngoài một số vấn đề chính trị nội bộ của một số nước, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Thứ hai, quán tính của tư duy chiến tranh lạnh, tính không chắc chắn và khó dự báo chiều hướng vận động trong quan hệ giữa các nước lớn.

Sau chiến tranh lạnh, không có khu vực nào trên thế giới không tồn tại các "điểm nóng" dễ bùng nổ, ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Điều quan trọng chưa phải là kể ra bao nhiêu thách thức an ninh mà khu vực phải đối phó, mà là cần phải có một sự đồng thuận về một cách tiếp cận đối với các tranh chấp, xung đột và phương cách quản lý xung đột theo hướng văn hoá chính trị hoà bình. Liên hợp quốc đã lấy năm 2000 là năm văn hoá Hoà Bình. Lòng yêu chuộng hoà bình của các dân tộc ở khu vực là một động lực mạnh mẽ cho công cuộc kiến tạo môi trường quốc tế hoà bình ở khu vực. Tuy nhiên, chính trị lại có lô gíc riêng của nó trong quan hệ với đạo đức. Thực tiễn mười năm qua cho thấy bóng mây đen chiến tranh lạnh vẫn lảng vảng trên bầu trời nhiều khu vực. Những lời đe doạ sử dụng vũ lực, những hành vi kích thích chạy đua vũ trang và sử dụng bạo lực thực sự trong quan hệ quốc tế đang gây ra nỗi lo âu về một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dân tộc Triều Tiên có quyền và phải được sống trong hoà bình, thống nhất và thịnh vượng. Tuy nhiên, một nước Triều Tiên thống nhất trong tương lai đang đặt ra những thách đố trong ván bài cân bằng quyền lực ở khu vực trong đó có vấn đề " to be or not to be" đối với quân đội Mỹ không chỉ ở Hàn Quốc mà cả ở Nhật Bản.

Thứ ba , những cản trở đối với hợp tác song phương và đa phương ở khu vực.

Những nghi kị, thù hận trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực vẫn tiếp tục cản trở sự phát triển các quan hệ song phương. Tính đa dạng về văn hoá và trình độ phát triển của các nước trong khu vực và sự hạn chế về văn hoá chính trị đa phương cũng là một lực cản lớn đối với hợp tác đa phương ở khu vực. Sự khác biệt nhất định giữa giá trị châu A' và giá trị phương Tây đặc biệt là trong vấn đề dân chủ-nhân quyền và mưu toan áp đặt, coi "nhân quyền" cao hơn "chủ quyền" đang ngăn cản tiến trình hội nhập.

3. Triển vọng của Đông A' đầu thế kỉ XXI:

Một là, vấn đề chiến tranh và hoà bình.

Hoà bình ở Đông A' đầu thế kỉ XXI rốt cuộc phụ thuộc rất lớn vào tính chất và trạng thái của quan hệ Trung-Mỹ mà đặc biệt là xung quanh vấn đề Đài Loan. Sự kiện Cô-xô-vô cho thấy khó có thể loại trừ hoàn toàn được chiến tranh cục bộ ở khu vực, nhưng vẫn có khả năng loại trừ được chiến tranh lan rộng ra toàn khu vực vì có thể tránh được sự đụng đầu quân sự trực tiếp giữa các nước lớn ở khu vực. Lợi ích chung quá lớn về kinh tế và vũ khí hạt nhân sẽ ngăn cản Trung-Mỹ tuy vẫn cạnh tranh và kiềm chế nhau gay gắt nhưng sẽ không đối đầu quân sự trực tiếp trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự ổn định của khu vực lại hoàn toàn không chắc chắn do những thách thức đã nêu trên. Để duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực, cần phải: Nhanh chóng từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và chính trị cường quyền. Ngăn chặn và đẩy lùi cuộc chạy đua vũ trang dưới mọi hình thức ở khu vực, trong đó việc huỷ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng ngự tên lửa chiến trường (Theater Missile Defense) có tầm quan trọng đặc biệt. Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và triển vọng to lớn về hoà bình, thống nhất trên bán đảo Triều Tiên đang tạo ra cơ sở hiện thực cho việc loại bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống TMD khỏi khu vực.

Cùng với việc tăng cường quan hệ song phương theo hướng tôn trọng độc lập và chủ quyền, tự kiềm chế và không sử dụng vũ lực, đối thoại hoà bình nhằm giải quyết những tranh chấp và mâu thuẫn, hợp tác để cùng phát triển; cần đẩy mạnh quá trình đối thoại an ninh đa phương ở khu vực dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt là tiếp tục duy trì và tăng cường vai trò của ARF trong việc xây dựng lòng tin, phòng ngừa và quản lý xung đột ở khu vực. Việc sớm thực thi bộ luật ứng xử ở Biển Đông sẽ góp phần tích cực vào duy trì ổn định và hoà bình ở khu vực.

Đẩy mạnh hợp tác khu vực nhằm giải quyết ngày càng có hiệu quả hơn những vấn đề an ninh phi truyền thống bao gồm cả an ninh thông tin( mạng tin học, virút máy tính, hacker xâm nhập mạng, bị mất bí mật trên mạng...) và an ninh tiền tệ (tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán...) đang xuất hiện trong quá trình toàn cầu hoá.

Hai là, triển vọng về một hệ thống đa cực ở khu vực.

Sau chiến tranh lạnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có ảnh hưởng lớn tới nhiều vấn đề quốc tế và có tham vọng thiết lập PAX AMERICANA. Sau sự kiện Cô-xô-vô, quan niệm về thế giới một cực lại nổi lên. Đúng là, ít nhất trong vòng 10-15 năm tới chưa có một nước nào có thể vượt được Mỹ về sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên, lôgíc chính trị không phải là lôgíc kế toán. Về phương diện kinh tế, những gì đã diễn ra ở Hội nghị tổ chức thương mại thế giới tại Xi-a-tơn (11-1999) cho thấy không phải Mỹ có thể dễ dàng áp đặt luật chơi cho toàn bộ thế giới. Về chính trị, sau thảm kịch Cô-xô-vô, EU càng nỗ lực hơn trong việc xây dựng và tiến hành một chính sách ngoại giao và an ninh chung, xúc tiến việc triển khai xây dựng một lực lượng phòng thủ độc lập. Tại hội nghị nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ vào tháng 4-2000, EU đã không ủng hộ đề án phản đối Trung Quốc của Mỹ. Còn Pháp đã không ký vào bản Tuyên ngôn về Dân chủ của Hội nghị dân chủ đầu tiên toàn thế giới do Ngoại trưởng Mỹ đồng tổ chức tại Vác-xa-va vào cuối tháng 6-2000. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Nga V.Pu-tin đang thực thi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với Mỹ, đưa Mỹ vào thế bị động trong các vấn đề giải trừ quân bị và phòng thủ chiến lược. Các chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Pu-tin tới Trung quốc và Bắc Triều Tiên vào tháng 7-2000, tới Ân Độ vào tháng 10-2000 cho thấy mối quan tâm tích cực hơn của Nga với khu vực cùng những chuyển động mới trong cơ cấu quyên lực ở khu vực.

Những diễn biến gần đây ở khu vực châu A'- Thái Bình Dương cho thấy mặc dù Mỹ có vai trò lớn, nhưng Mỹ hoàn toàn không phải là "nhạc trưởng" của dàn hoà tấu an ninh khu vực. Mỹ đang điều chỉnh quan hệ với Â'n Độ để cân bằng lại với Trung Quốc và Nga. Sau sự kiện Cô-Xô-Vô, đã có những chuyển biến mới trong quan hệ Trung-Â'n, Â'n-Nga và cho dù khó có thể thiết lập một tam giác chiến lược Nga-Trung-Â'n theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Nga Primacốp trước đây, nhưng sự nồng ấm trong quan hệ Trung Â'n và sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa ba đối tác chiến lược này đang và sẽ là một thách thức lớn đối với bá quyền lãnh đạo khu vực của Mỹ. Từ cách tiếp cận hệ thống mở năng động có tính tới cả sự kết hợp giữa thế và lực trong bàn cờ chính trị khu vực, có nhiều khả năng cho thấy một triển vọng về một hệ thống đa cực ở khu vực trong đó các diễn viên chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và cả ASEAN.

Ba là, triển vọng phát triển kinh tế của Đông A' trong tương quan với Tây Âu và Bắc Mỹ.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế ở Đông A' năm 1997 gợi lại câu chuyện "Tái Ông thất mã" mà nội dung cơ bản là mối quan hệ biện chứng giưa Phúc và Hoạ. Trong cái rủi lại có cái may. May cho Đông A' cho dù chậm nhưng chưa muộn, đã thấu được rõ hơn những khuyết tật trong mô hình phát triển của mình và nỗ lực khắc phục. Sự phục hồi nhanh chóng nền kinh tế Đông A' trong vài năm qua cho thấy tiềm năng trí tuệ và triển vọng khả quan về phát triển kinh tế của khu vực, tuy nhiên trong hai thập kỉ tới Đông A' khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục như một thời hoàng kim trước đây.

Thế kỉ XXI có phải là thế kỉ của châu A'-Thái Bình Dương hay không? Các dân tộc ở Đông A' đều mong muốn điều đó, song ước mong có trở thành hiện thực hay không thì còn phải chờ đợi thời gian. Nếu dự báo tương lai của Đông A' trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức, thì cũng có nhiều cơ sở để tin rằng với tầm nhìn 2020, Đông A' sẽ trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, còn nó có thể vượt cả Bắc Mỹ và Tây Âu hay không thì câu trả lời không phải dễ. P. Drucker có một nhận xét khá lý thú rằng, dự báo tương lai rất khó, chỉ có một điều chắc chắn là tương lai sẽ rất khác. Một trong những bài học lịch sử có thể rút ra là tương lai của khu vực phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn và năng lực của giới tinh hoa trong việc nắm bắt và hành động thuận theo những xu hướng lớn đang và sẽ chi phối thế giới./.

Cùng chuyên mục