Thông báo về Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 10: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực

04:18 19/09/2018

 CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ BIỂN ĐÔNG LẦN THỨ 10

“HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC”

Ngày 8-9/11/2018, Đà Nẵng, Việt Nam

Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) trân trọng thông báo Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” sẽ được tổ chức trong hai ngày 8-9 tháng 11 năm 2018 tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

 Mục tiêu: Hội thảo là diễn đàn học thuật nhằm phân tích, đánh giá sâu sắc những diễn biến mới, nhận diện các động lực đằng sau những căng thẳng hay hoà dịu, đồng thời góp phần tìm kiếm các giải pháp giúp quản lý và giải quyết xung đột hiệu quả trên Biển Đông.

Sự kiện năm nay đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc 10 năm sáng kiến được khởi động. Theo đó, các cuộc thảo luận sẽ tập trung kiểm điểm những chuyển biến ở Biển Đông trong suốt một thập kỷ qua trên nhiều khía cạnh khác nhau từ địa chính trị, an ninh, quốc phòng, cho đến chính trị, ngoại giao, công nghệ và luật pháp quốc tế.

Thành phần tham dự: Hơn 30 diễn giả là các chuyên gia, học giả uy tín quốc tế sẽ trình bày các bài tham luận. Khoảng 200 - 250 đại biểu là quan chức cấp cao, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao sẽ tham dự và tham gia thảo luận.

 Phí tham dự: 200 USD. Phí tham dự dùng để chi trả cho tiệc chào mừng, các bữa trưa, tiệc trà giữa giờ và tài liệu cho hội thảo. Các đại biểu sẽ tự lo chi phí đi lại và ăn ở.

Thông tin đăng ký: Nếu quý vị quan tâm và mong muốn tham gia hội thảo, vui lòng điền vào Biểu mẫu đăng ký . Hạn cuối cùng để đăng ký là ngày 18/10/2018. Bản đăng ký của quý vị sẽ được xác nhận bằng thư mời gửi qua email. Để nhận cập nhật thông tin và hỗ trợ hậu cần, xin liên hệ với đầu mối của Ban Tổ chức, chị Ngô Thị Thu Hương – SĐT: (+8424) 627.631.38, (+84) 942.326.968; Email: huongngothu2010@dav.edu.vn.

              Chương trình Dự kiến:

Phiên họp

Diễn giả

 

Bài phát biểu chính

Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế (ITLOS)

PHIÊN 1:

Biển Đông: Trái tim của Khu vực Ấn Độ Dương – Châu Á - Thái Bình Dương

Ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình Quốc phòng và Chiến lược, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), Úc

Bà Cleo Paskal, Nghiên cứu viên, Khoa Năng lượng, Môi trường và Tài nguyên, Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Chiến lược Hoàng gia Anh, Chatham House, Vương quốc Anh

TS. Gurpreet S Khurana, Giám đốc điều hành, Quỹ Biển Quốc gia, Ấn Độ

TS. Lee Jaehyon, Nghiên cứu viên cao cấp và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và Đại dương, Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, Hàn Quốc

PHIÊN 2:

Biển Đông Tiêu điểm:

10 năm Nhìn lại

TS. Ju Hailong, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Trường Đại học Tế Nam, Trung Quốc (Đang chờ xác nhận tham dự)

Bà Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Mỹ

GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO) và Đại học Uppsala, Na-uy

TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam

PHIÊN 3:

Lập trường của các Bên yêu sách: Tiếp nối và Điều chỉnh

TS. Nông Hồng, Giám đốc & Nghiên cứu viên Cao cấp, Viện Nghiên cứu Mỹ - Trung (ICAS), Trung Quốc

GS. Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Luật pháp và Các Vấn đề biển, Đại học Philippines, Philippines

Bà Jalila bt. Abdul Jalil, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Eo biển Malacca, Viện Biển Malaysia, Malaysia

TS. Chi-ting Tsai, Khoa Chính trị Khoa học, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đài Loan

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Tổng Thư ký, Hội Luật Quốc tế Việt Nam

PHIÊN 4:

Các nước lớn: Can dự hay Ngoài lề?

TS. Patrick Cronin, Trung tâm An ninh Mỹ Mới, Mỹ

TS. Christopher Roberts, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chính sách và Quản trị, Đại học Canberra, Úc

 Ông Bonji Ohara, Nghiên cứu viên Cao cấp, Ban An ninh và Quốc tế, Quỹ hòa bình Sasakawa, Nhật Bản

TS. Felix Heiduk, Nghiên cứu viên Cao cấp, Phòng Châu Á, Viện Nghiên cứu các Vấn đề An ninh và Quốc tế Đức, Đức

Ông Anton Tsvetov, Giám đốc Dự án, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Nga.

PHIÊN 5:

Xây dựng Lực lượng trên Biển Đông

Đại diện từ Hải quân Việt Nam (Đang chờ xác nhận tham dự)

TS. Swee Lean Colin Koh, Nghiên cứu viên, Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore

Ông Zhang Junshe, Viện Hàn lâm Khoa học, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, Trung Quốc (Đang chờ xác nhận tham dự)

TS. Derek Grossman, Nhà Phân tích Quốc phòng Cao cấp, RAND Corporation, Mỹ

PHIÊN 6:

Xây dựng Lòng tin, Ngoại giao phòng ngừa và Giải quyết Tranh chấp

GS. Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng  Úc, Úc

Cảnh sát Biển Việt Nam (Đang chờ xác nhận tham dự)

TS. Jacqueline Joyce F. Espenilla, Viện Luật Biển và Các Vấn đề Biển, Đại học Philippines, Philippines

PGS. TS. Li Mingjiang, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore

PHIÊN 7:

Các nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông

GS. Melda Kamil Ariadno, Trưởng khoa Luật và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững Đại dương, Đại học Indonesia

TS. Constantinos Yiallourides, Chuyên gia Luật Quốc tế về Tranh chấp Lãnh thổ, Viện Nghiên cứu Luật So sánh và Luật Quốc tế, Vương quốc Anh

GS. Raul "Pete" Pedrozo, Trung tâm Nghiên cứu Luật pháp Quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ

GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật biển, Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore

PHIÊN 8:

Trật tự và Bất ổn trên Biển Đông: Suy ngẫm

 

TS. Ju Hailong, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Trường Đại học Tế Nam, Trung Quốc (Đang chờ xác nhận tham dự)

GS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Luật pháp và Các Vấn đề biển, Đại học Philippines, Philippines

GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật biển, Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore

GS. Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng  Úc, Úc

TS. Đỗ Thanh Hải, Tập sự Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Cùng chuyên mục