Trang thông tin về Luận án tiến sĩ - Lê Đình Tĩnh

10:46 25/06/2013

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đề tài: “Chính sách đối ngoại Mỹ từ góc nhìn Hiện thực mới: Trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ”.

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 62310206

Nghiên cứu sinh: Lê Đình Tĩnh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Cơ sở đào tạo: Học viện Ngoại giao

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, trong đó có chính sách đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, nhưng việc lý giải những nội dung này qua lăng kính của thuyết Hiện thực mới lại hầu như chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát nhiều nguồn tài liệu, kết hợp với các chuyến đi khảo sát, tham dự các hội thảo, tọa đàm khoa học, phỏng vấn chuyên gia và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành quan hệ quốc tế, luận án đi đến những kết luận chính như sau: Thứ nhất, phân tích chính sách đối ngoại Mỹ, theo gợi ý của thuyết Hiện thực mới, trên các phương diện mục tiêu, biện pháp, nhân tố tác động, quá trình triển khai đòi hỏi việc xem xét kỹ lưỡng ít nhất hai tham số: lợi ích quốc gia và tương quan so sánh lực lượng của Mỹ với các chủ thể chính trong hệ thống quốc tế. Thứ hai, su Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn tìm cách duy trì vị trí siêu cường duy nhất, ngăn không cho một nước, hay nhóm nước nổi lên thách thức vị trí này của Mỹ, bởi vị trí đó đem đến những lợi ích to lớn cho Mỹ và các đồng minh. Để bảo đảm các mục tiêu an ninh và thịnh vượng, Mỹ đặc biệt coi trọng sử dụng quan hệ về kinh tế và quân sự, giành giữ lợi ích chủ yếu bằng hai “kênh” này này. Các yếu tố khác như hệ giá trị, tư tưởng cũng đóng vai trò tương đối quan trọng. Thứ ba, mặc dù đang định hình một “đại chiến lược” cho thời kỳ mới, về cơ bản xu hướng Mỹ ưu tiên khu vực châu Á-Thái Bình dương ngày càng trở nên rõ nét do đây là khu vực hàm chứa nhiều lợi ích quan trọng cũng như đang có những biến chuyển quyền lực đáng chú ý, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc và châu Á nói chung trong bàn cờ địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu. Thứ tư, trong bối cảnh đó, kể từ khi bình thường hóa, Mỹ đánh giá ngày càng cao vai trò của Việt Nam trên cơ sở những lợi ích đơn phương và song trùng với Việt Nam cũng như các mục tiêu lớn của Mỹ tại khu vực. Thuyết hiện thực mới dự báo trong trung hạn, nhiều khả năng Mỹ sẽ tranh thủ nhiều hơn vai trò của các nước “đối tác mới nổi”, trong đó có Việt Nam, nhằm thực hiện chiến lược “cân bằng từ xa”, là phương cách đạt lợi ích thông qua sự hỗ trợ của các nước đồng minh, đối tác trong bối cảnh sức mạnh tương đối của Mỹ đang đi xuống. Cuối cùng, với tư cách là một lý thuyết, một công cụ phân tích chính sách đối ngoại, thuyết Hiện thực mới có những lợi thế nhất định như đề cao vai trò của quốc gia với tư cách là các chủ thể đơn nhất, lý tính, luôn coi trọng các lợi ích tuyệt đối cũng như tương đối về an ninh và vật chất trong hệ thống quốc tế vô chính phủ, là các giả định quan trọng và được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật. Hơn nữa, do Mỹ là siêu cường toàn cầu, cách tiếp cận hệ thống của thuyết hiện thực mới càng có thêm điểm hợp lý. Bên cạnh đó, do bỏ qua vai trò của yếu tố nội bộ, các chủ thể phi quốc gia, hay các dạng thức sức mạnh mềm, thuyết hiện thực mới không giúp giải thích được chính sách đối ngoại Mỹ một cách đầy đủ và chi tiết, ví dụ như vai trò nổi bật của các nhóm, cá nhân trong quá trình thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt. Đánh giá tổng thể, thuyết hiện thực mới giúp làm rõ nhiều khía cạnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung trong đó có chính sách đối với Việt Nam, song nếu được kết hợp với các công cụ lý thuyết khác thì sẽ đưa đến những kết quả toàn diện hơn.

Nội dung tóm tắt của luận án xem tại đây

Nội dung toàn văn của luận án xem tại đây

 

INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “U.S. Foreign Policy from a Neo-Realist Perspective: The Case of Vietnam policy since Normalization”

Major: International Relations

Ref. Code No.: 62310206

Ph.D. Candidate: Le Dinh Tinh

Advisor: Associate Professor, Dr. Nguyen Thai Yen Huong

Academic Institution: Diplomatic Academy of Vietnam

FINDINGS OF THE DISSERTATION

Existing literature abounds as far as analysis of US foreign policy since the end of the Cold War and US policy towards Vietnam following the normalization of the bilateral relationship in 1995 is concerned. However, this thesis finds out that not much has been directed at the policy from the neo-realist perspective. Using various sources, including surveys, study tours, conferences, and elite interviews, and methodologies of international relations, the thesis results in the following key research findings: First, as suggested by neo-realists hypotheses, analysis of US foreign policy in such areas as goals, measures, intervenning factors, and implemetation process requires a close examination of at least two variables: US national interests and its relative power vis-à-vis other major powers in the international system. Second, after the Cold War, the United States seeks ways to maintain its status as the sole superpower and presumably prevent any country or groups of countries from challenging this position because it generates many important interests for the United States and its allies. To ensure security and prospertity goals, the United States gives priority to economics and military and realizes its interests primarily via these means. Other tools such as the dissemination of values and beliefs on other states also play important roles. Third, pending a grand strategy for the new era, the US increased presence in the Asia-Pacific is becoming more evident. This is because the region is considered to contain US vested interests while undergoing dramatic power shifts, especially with the rise of China and of the region as a whole in the changing global geopolitical and geoeconomic context. Fourth, against that background, the US has since normalization attached greater importance to Vietnam on the basis of the former’s national and overlapping interests with the latter as well as its major goals in the region. In the medium term, neorealism predicts, it is likely that the US will step up its relationship with “new emerging partners” in the region, including Vietnam, in tandem with its “offshore balancing strategy”, which is thought to be the most effective way for the US to obtain its national interests since it helps sharing the burden with its allies and partners in light of its relative decline. Finally, as a theory and a tool of foreign policy analysis, neo-realism has its vantage points since it focuses on nation-states as the key, unitary and rational actors, whose behavior always predicates on absolute and relative security and material gains in the international system essentially characterized as anarchic. These neo-realist hyphotheses are widely recognized and accepted by scholars of international relations. Moreover, since the United States is a global player, a systemic approach suggested by neo-realism toward foreign policy analysis appears more relevant. It is, however, noted that the neo-realist negligence of domestic variables, non-state actors, and sources of soft power result in imcomplete research findings. For example, it fails to explain why certain individuals and groups have played such significant roles in advancing US-Vietnam relations. Overall, neo-realism helps shed light on key aspects of US foreign policy in general and policy toward Vietnam in particular. But only if combined with other theoretical tools, can neo-realism offer more all-rounded explications of a state behavior.

Summary of the thesis click here

Cùng chuyên mục