Trang thông tin về Luận án tiến sĩ - Lê Hải Bình

09:34 25/10/2013

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đề tài: “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh”

Chuyên ngành:                            Quan hệ Quốc tế

Mã số:                                        62310206

Nghiên cứu sinh:                         Lê Hải Bình

Người hướng dẫn khoa học:         PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Cơ sở đào tạo:                            Học viện Ngoại giao

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - Trung và tác động của nó đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng thu hút sự quan tâm của giới học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương từ góc độ của Việt Nam. Vì vậy, đóng góp chính của luận án bao gồm:

Thứ nhất, luận án phân tích các tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với các vấn đề an ninh cơ bản của Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng như cấu trúc an ninh khu vực. Tác động này hiện diện ở cả ba tầm mức: quốc gia, liên quốc gia và khu vực. Nhìn chung, xu hướng từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay cho thấy tác động tiêu cực của sự tranh đua Mỹ-Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương có phần trội hơn.

Thứ hai, luận án đưa ra các kịch bản của quan hệ Mỹ - Trung đến năm 2020 và chiều hướng tác động của mối quan hệ này đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bốn kịch bản được trình bày, luận án thiên về kịch bản Mỹ có nhiều khả năng duy trì được vị thế siêu cường, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn có tính cơ cấu. Do đó, tương quan lực lượng Mỹ - Trung tiếp tục có lợi cho Mỹ. Trung Quốc tiếp tục phải “chờ thời”. Trong kịch bản này, an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, bá quyền Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng cường tác động vào nội bộ các nước có khác biệt thể chế chính trị với Mỹ.

Thứ ba, luận án nêu một số kiến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội cũng như giảm thiểu thách thức do quan hệ Mỹ - Trung mang lại. Theo tác giả, chính sách để xử lý quan hệ Mỹ - Trung không đơn thuần chỉ điều chỉnh quan hệ giữa Việt Nam với hai nước này, mà là một chỉnh thể tổng hợp, bao hàm nhiều cấp độ từ song phương tới đa phương, từ trong khu vực tới ngoài khu vực, trải rộng trên nhiều lĩnh vực (chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa…).

Nội dung tóm tắt của luận án xem tại đây

Nội dung toàn văn của luận án xem tại đây

INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “Impacts of the United States – China relations on Asia – Pacific security since the end of the Cold War”

Major:                                           International Relations

Ref. Code No.:                              62310206

Ph.D. Candidate:                           Le Hai Binh

Advisor:                                        Associate Professor, Dr. Nguyen Thai Yen Huong

Academic Institution:                     Diplomatic Academy of Vietnam

FINDINGS OF THE DISSERTATION

Since the end of the Cold War, the United States – China relationship and its impacts on Asia – Pacific security have drawn ever more attention from international academic circle as well as foreign policy-makers in the region. There exists, however, no research on those impacts from Vietnam’s perspective and with an approach of comprehensive security. Therefore, the dissertation’s findings include:

First, the dissertation analyzes the impacts of the United States – China relations on a wide range of security issues in Asia – Pacific, including both traditional and non-traditional ones as well as regional security architecture. It is proven in the dissertation that this bilateral relationship has made thorough impacts on three layers: state, inter-state and region. From an over-arching view, the dissertation also indicates that the trend of adverse effects made by the competition between the United States and China has been prevailing.

Second, scenarios of the United States – China relations to 2020 and its interactions on Asia – Pacific security are described. Out of four scenarios, the dissertation has a favour on the vision that the United States manages to maintain its superpower status, while China gradually gets stuck in structural difficulties. The balance of power is, hence, tilled toward the former. The latter has to keep buying time. In this scenario, Asia – Pacific security will be relatively stable. However, the American hegemon will tend to increase its intervention into domestic affairs of those countries which have different political systems.

Third, the dissertation makes some proposals of Vietnam’s foreign policy with a view to maximizing opportunities and minimizing challenges brought about by the impacts of the relations between the two most important partners of Vietnam. Such policy is, according to the dissertation, not only related to China and the United States. It should rather be an comprehensive and concentric one, spreading from domestic agenda and neibouring policy to regional partners and world powers on various areas, and ranging from bilateral ties to multilateral fora./.

Cùng chuyên mục