Trang thông tin về Luận án tiến sĩ - Phạm Lan Dung

10:19 21/07/2014

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đề tài: “Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Địa vị pháp lý, thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao vai trò.”

Chuyên ngành:                 Quan hệ Quốc tế

Mã số:                             62310206

Nghiên cứu sinh:              Phạm Lan Dung

Người hướng dẫn khoa học thứ 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao

Người hướng dẫn khoa học thứ 2: PGS. TS. Dương Văn Quảng

Cơ sở đào tạo:                 Học viện Ngoại giao

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an nhưng luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên từ góc độ Việt Nam về uỷ viên không thường trực. Dưới đây là những đóng góp chính của luận án.

Thứ nhất, luận án nghiên cứu tổng thể về địa vị pháp lý của uỷ viên không thường trực, trên cơ sở đó đề xuất hướng sửa đổi Hiến chương. Những đề xuất này không chỉ chú trọng vào tăng số lượng uỷ viên mà bao gồm 9 cụm vấn đề, bám sát theo những nghiên cứu về địa vị pháp lý, có mức độ khả thi khác nhau và khả năng cụ thể hóa trong những trường hợp và giai đoạn khác nhau nhằm nâng cao vai trò của uỷ viên không thường trực.

Thứ hai, luận án phân tích cơ hội và thách thức đối với uỷ viên không thường trực, nghiên cứu về thực tiễn hoạt động tại Hội đồng Bảo an. Thực tiễn hoạt động, tương tác với nhau và thực hiện chức năng vai trò của các uỷ viên không thường trực, của Hội đồng Bảo an và các cơ quan Liên hợp quốc có thể hạn chế hoặc nâng cao vai trò của uỷ viên không thường trực. Các đề xuất trong luận án này nhằm hạn chế loại thực tiễn thứ nhất và phát triển loại thực tiễn thứ hai nêu trên và có tính khả thi cao hơn so với đề xuất sửa đổi Hiến chương.

Thứ ba, luận án góp phần tham mưu và hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc tham gia vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ tới. Để có thể thực hiện tốt vai trò của Việt Nam ở Hội đồng Bảo an trong tương lai, Việt Nam cần phát huy những kinh nghiệm và thành tựu tại nhiệm kỳ đầu, xác định những mục tiêu cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, tăng cường sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn, đặc biệt phát huy thế chủ động trong việc tìm kiếm những khả năng, cơ hội nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho đất nước. Cần cố gắng duy trì và phát huy những đóng góp của mình ngay cả sau khi đã kết thúc nhiệm kỳ cũng như có những nghiên cứu sâu về các khiếm khuyết của Hội đồng Bảo an, chủ động tìm hiểu các sáng kiến cải tổ cơ chế này để có thể đem lại những đóng góp theo cách tiếp cận dài hạn hơn.

Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo trong quá trình đào tạo nhân lực, chuẩn bị cho hoạt động tại Hội đồng Bảo an; là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Liên hợp quốc nói riêng và các tổ chức quốc tế nói chung.

Nội dung tóm tắt của luận án xem tại đây

Nội dung toàn văn của luận án xem tại đây

INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “Non-permanent members of the United Nations Security Council: legal status, practice and role enhancement”

Major:                              International Relations

Ref. Code No.:                 62310206

Ph.D. Candidate:              Pham Lan Dung

Advisor 1:                        Associate Professor, Dr. Nguyen Hong Thao

Advisor 2:                        Associate Professor, Dr. Duong Van Quang

Academic Institution:        Diplomatic Academy of Vietnam

CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

The United Nations Security Council has been discussed intensively in existing literature. This dissertation, however, is the first systematic study of the Security Council non-permanent members from the perspective of Vietnam. The following are the main research contributions of this dissertation.

First, based on a comprehensive study of the legal status of non-permanent members, the dissertation puts forward some proposals to amend the United Nations Charter. The proposals for the enhancement of the role of non-permanent members focus not only on the enlargement of the Security Council but also on the nine groups of issues pertaining to the study of the legal status of non-permanent members. These proposals have different levels of feasibility and may be realized under different circumstances and during different periods of time.

Second, the dissertation analyzes the opportunities and challenges faced by non-permanent members and studies their practice during their term at the Security Council. The activities by and interactions between non-permanent members, the Security Council and other organs of the United Nations in fulfilling their power and functions may limit or enhance the role of non-permanent members. The proposals in this dissertation, aimed at reducing the former type of practice and promoting the latter, prove to be more feasible than those aiming at amending the United Nations Charter.

Third, the dissertation contributes to advising and providing recommendations for Vietnam’s policy-making towards joining the Security Council in the coming terms. In order to effectively fulfill its role in the Security Council, Vietnam should further the achievements from the past, define more specific goals, be better prepared and search for opportunities to promote the national interests. It is also important to study the shortcomings of the Security Council and take initiatives in its reforms so as to offer long-term contributions to the work of this organ.

The dissertation can be used as reference literature for personel training in prepartion for the work in the Security Council and for courses on the United Nations or international organizations.

 

Cùng chuyên mục