Trang thông tin về luận án TS của NCS Lê Trung Kiên

17:20 23/12/2020

dsds dsdsds dsdsd ds

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đề tài: “Sự can dự của các cường quốc tại tiểu vùng Mê Công.”

 

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 9.31.02.06

Nghiên cứu sinh: Lê Trung Kiên

Người hướng dẫn khoa học thứ 1: PGS.TS. Đặng Cẩm Tú

Người hướng dẫn khoa học thứ 2: GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Cơ sở đào tạo: Học viện Ngoại giao

 

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Các công trình nghiên cứu trước đây về sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản qua các cơ chế hợp tác đa phương chủ yếu tiếp cận từ góc độ toàn cầu, liên khu vực hoặc khu vực. Còn ít công trình tiếp cận từ góc độ hợp tác đa phương tiểu vùng và đưa ra được những nhận định có cơ sở khoa học về sự can dự của các cường quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản tại tiểu vùng Mê Công. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, từ góc độ nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế, phân tích và đánh giá toàn diện về sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản thông qua các cơ chế hợp tác đa phương tiểu vùng thành lập trong giai đoạn từ năm 2008 tới nay gồm sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (LMI) (nay là Đối tác Mê Công – Hoa Kỳ), hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) và hợp tác Mê Công – Nhật Bản (MJC). Giá trị khoa học của luận án là góp phần cung cấp khung tiếp cận, lý giải và đưa ra cách hiểu có cơ sở khoa học về sự can dự của các cường quốc thông qua các cơ chế hợp tác đa phương, kiểm chứng qua việc các nước này triển khai các cơ chế hợp tác LMI, MLC và MJC. Luận án cũng bổ sung cho mảng nghiên cứu còn trống ở Việt Nam về hợp tác đa phương ở cấp độ tiểu vùng. Luận án đã làm rõ và so sánh các đặc trưng của sự can dự của các cường quốc tại tiểu vùng, và đánh giá hiệu quả của sự can dự này. Luận án đã phân tích về các nhân tố tác động và đưa ra dự báo triển vọng triển khai các cơ chế LMI, MLC và MJC. Giá trị thực tiễn của Luận án là đóng góp thêm cơ sở khoa học để tham mưu phục vụ hoạch định và triển khai chính sách tham gia hợp tác tiểu vùng của Việt Nam tới năm 2025 trong bối cảnh Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản ngày càng gia tăng can dự ở tiểu vùng. Trên cơ sở đánh giá cơ sở tư duy, chính sách và thực tiễn cho sự tham gia của Việt Nam vào hợp tác tiểu vùng Mê Công thời gian tới, Luận án đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách về tham gia hợp tác tiểu vùng của Việt Nam cũng như tham gia các cơ chế MUSP, MLC và MJC. Bên cạnh đó, Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học.  

INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION

 Dissertation title: “The engagement of the United States, China and Japan in the Mekong sub-region”

 

Major: International relations

Ref. Code No.: 9.31.02.06

Ph.D. Candidate: Le Trung Kien

1st Advisor: Associate Professor, Dr. Dang Cam Tu

2nd Advisor: Professor, Dr. Nguyen Thai Yen Huong

Academic Institution: Diplomatic Academy of Vietnam

 

FINDINGS OF THE DISSERTATION

Previous studies on the engagement of the US, China, and Japan through multilateral cooperation mechanisms were mainly approached from a global, inter-regional or regional perspective. There are few works approaching from the perspective of subregional cooperation and giving scientific rationale about the engagement of the United States, China and Japan in the Mekong sub-region. The dissertation is the first research work in Viet Nam, from the perspective of strategic study and international relations, providing comprehensive analysis and assessment of the engagement of the United States, China, and Japan through the subregional multilateral cooperation mechanisms. These are mechanisms established in the period from 2008 to present, including the Lower Mekong Initiative (LMI) (now the Mekong-US Partnership), the Mekong-Lancang Cooperation (MLC) and Mekong-Japan cooperation (MJC). The scientific value of the dissertation is to provide a framework for approaching, explaining and understanding of the engagement of great powers through multilateral cooperation mechanisms, verifying through the implementation of the LMI, MLC and MJC. The dissertation also complements the research in Viet Nam on multilateral cooperation at subregional level. The dissertation has clarified and compared the characteristics of the great powers engagement in the sub-region, and evaluated the effectiveness of this engagement. The dissertation has analyzed the impacting factors and made a forecast of the prospect of LMI, MLC and MJC mechanisms. The practical value of the dissertation is to make contribution to the planning and implementation of Vietnam's policy on participation in sub-regional cooperation towards 2025 in the context of the increasing engagement of the US, China, and Japan. By evaluating the theoretical basis, policy and practice for Vietnam's participation in the Mekong sub-region cooperation in the coming time, the dissertation has made a number of policy recommendations on Viet Nam’s participation in the Mekong sub-region cooperation in general and in the MUSP, MLC and MJC in particular. Besides, the dissertation can also served as the document for research, teaching and learning. Nội dung tóm tắt của luận án, xin xem tại đây.