Yêu trường

07:21 10/06/2010

Tr??ng t�i, y�u ng�i tr??ng H?c vi?n Ngo?i giao ?� g?n b� v?i t�i su?t g?n ba n?m qua. Tr??c th� tr??ng t�i kh�ng t�n nh? th?, m� l� H?c vi?n Quan h? Qu?c t?. C� sao ?�u, ch? thay ??i m?t c�i t�n, ?i?u ?� ch?ng ?nh h??ng g� ??n t�nh y�u c?a t�i v?i ng�i tr??ng nh? b� n�y. c?a m?i ng??i, ?�u ch? ??n gi?n xu?t ph�t t? c�i t�n?

Ah, xin cho t�i gi?i th�ch th�m m?t ch�t, x nếu cái đầu đề bài viết của tôi có gây hiểu lầm cho bạn. Ấy là tôi cứ cẩn thận thế thôi, chứ tôi biết bạn sẽ hiểu mà. Dùng hai chữ “Yêu trường”, tôi đã cố ý thu hẹp ý nghĩa thông thường của chúng. Tôi không có ý định viết về yêu thầy, yêu cô, yêu bạn, yêu những giờ học nơi đây. Xin hãy hiểu như chính nghĩa gốc của từ ấy: yêu trường, tức là tôi yêu bản thân ngôi trường của tôi, yêu những góc nhỏ nơi đây mà tôi đã vô tình khám phá và không biết tự bao giờ, đã trở nên thân thuộc và yêu thương đến thế trong trái tim tôi.

Hẳn sẽ có những người hàng ngày đi qua Học viện, khi đọc phần giới thiệu, sẽ hình dung ra ngay hình ảnh thường hiện lên trong mắt họ mỗi lần lướt xe qua, và chợt thắc mắc: ngôi trường ấy thì có gì đặc biệt? Một cái cổng dài, một khoảng sân nhỏ, một tòa nhà màu vàng cao với những phòng học được thiết kế giống hệt nhau. Đó nhất định là một kết cấu bình thường, nếu không muốn nói là đơn điệu. Vậy thì xin hãy đọc lại một từ thôi trong phần giới thiệu của tôi, từ “góc nhỏ”, tôi yêu trường tôi bởi những “góc nhỏ” như thế, những nơi mà chỉ những ai đã từng học tập, làm việc, và yêu quý nơi đây, mới có thể nhận ra và dễ dàng đồng cảm.

Bạn có trí tưởng tượng phải không nào, vậy hãy giả sử, chỉ giả sử thôi, bạn là người bạn nhỏ của tôi đến thăm quan Học viện. Xin để tôi nắm tay bạn và dắt đi một vòng quanh trường. Ah, đừng dừng lại chiêm ngưỡng tòa nhà chính màu vàng nhé, bởi thú thực, nó cũng không gây được cho tôi ấn tượng gì sâu sắc. Bạn hãy cùng tôi rẽ về lối đi nhỏ phía bên phải, và đi dọc theo lối ấy, để chưa đầy một phút sau, sẽ thấy mở ra trước mắt mình không gian mới thoáng đạt và đầy màu sắc. Màu xanh của lá, màu đỏ của những viên gạch lát, màu vàng của thân hàng trúc mọc dọc lối đi, màu hồng của những đóa hoa, và một vài đốm trắng điểm xuyết của những cánh bướm đang dập dờn rong chơi và hút mật. Đừng chỉ nhìn thôi nhé, mà hãy lắng nghe nữa. Mới đầu, hẳn bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng xin bạn nhẫn nại và tập trung. Bạn có thấy tiếng rúc rich nho nhỏ của lũ chim sẻ đang chăm chỉ chuyền từ cành này sang cành khác, hay nhảy chân sáo trên mặt đất không? Không biết chúng đang làm gì, có lẽ là bắt sâu, vì trường tôi nhiều cây bàng lắm, mà bàng thì... (Ah, xin bạn đừng nghĩ gì đấy, đó chỉ là tưởng tượng của tôi thôi).

Bạn đã mỏi chân chưa, vậy chúng ta cùng ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá này, nơi tôi vẫn hay nghỉ trưa, nhấm nháp chiếc bánh mì và đợi tiết học sau vào buổi chiều. Chiếc ghế tọa lạc ở vị trí thật đặc biệt, bạn có nhận thấy không? Nó nằm ngay cạnh lối đi và khoảng giữa khuôn viên trường. Nếu ngồi đây vào buổi trưa, trước mắt sẽ thấy tốp tốp học sinh vui vẻ nối đuôi nhau trở về ký túc sau một buổi học vất vả, trên mặt còn phảng phất nét mệt mỏi nhưng đôi môi thì đã thấy nở nụ cười và râm ran trò chuyện; thấy cả khuôn mặt hơi nghiêm trang và lo âu của các thầy cô từ phía giảng đường trở về khu làm việc của mình ở tòa nhà B, hẳn đang vội vã đi ăn trưa và chuẩn bị giáo án cho giờ giảng kế tiếp. Vào buổi chiều muộn, khi các lớp học đã tan hết, bạn ngồi trên chiếc ghế đá này và theo dõi trận bóng đá hay bóng chuyền hào hứng, quyết liệt một cách ồn ào đang diễn ra ở sân bóng phía bên tay phải. Xin lỗi nhé, với kiến thức thể thao hạn hẹp của mình, tôi không thể kể cho bạn nghe các bạn nam trường tôi đá hay hay dở, nhưng tôi biết chắc một điều khi bắt gặp ánh mắt chăm chú dõi theo trái bóng hay tấm lưng áo và mái tóc ướt mồ hôi của các bạn ấy, đó là họ cũng mạnh mẽ và đam mê thể thao không thua kém bất kỳ chàng trai khối A nào khác. Mà chưa hết đâu, vẫn trên chiếc ghế này thôi, bạn quay đầu một góc 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ, sẽ thấy thư viện trường tôi.

image001

Tôi hay chọn cho mình một chiếc bàn ở góc xa nhất và đặt cạnh cửa sổ…

Nó hơi nhỏ phải không, nhưng đừng vội đánh giá một điều gì chỉ qua vẻ bề ngoài của nó thôi nhé. Trong thư viện có tất cả những sách mà bạn cần trong suốt bốn năm đại học tại Học viện, và đặc biệt là rất nhiều tài liệu về Quan hệ quốc tế, chuyên ngành của chúng tôi. Tôi cũng hay lên đấy, thường thì để đọc báo, mà thú thực, cũng là để hưởng cái không gian sạch sẽ, sáng sủa và thơm mùi giấy rất đặc trưng mà chỉ thư viện mới có. Tôi hay chọn cho mình một chiếc bàn ở góc xa nhất cạnh cửa sổ, để vừa đọc, vừa thi thoảng ngắm nhìn khoảng trời xanh nho nhỏ viền theo đường khung cửa sổ, chợt thấy hình như bài báo tiếng Anh trên tay dễ hiểu hơn, và lòng mình thanh thản hơn. Những lợi ích vô hình ấy, liệu những người chưa bao giờ đặt chân lên thư viện trường tôi, có thể hiểu được?

Thật tuyệt là bạn đến thăm quan trường tôi và dịp tháng Ba này, khi những cây bàng già đã trút bỏ toàn bộ lớp váy áo cũ kỹ màu đỏ sậm của mùa đông năm ngoái và thay vào chiếc váy phồng hoa xanh tràn ngập sức sống của mùa xuân. Ngẩng đầu lên đi bạn, nhè nhẹ thôi, có nhận ra mỗi tán lá bàng là một chiếc ô xanh đang dịu dàng che bớt khoảng trời trắng phía trên không? Không biết bao lần tôi thầm cảm ơn chúng vì đã che mát cho tôi mỗi buổi trưa hè rực nắng, khi tôi ngồi một mình dưới tán lá bàng hưởng thụ khoảng râm mát bé nhỏ bao bọc xung quanh, lặng yên ngắm nhìn những bông hoa nắng nghịch ngợm luồn lách qua đám lá và thả mình xuống mặt đất lấm chấm cây cỏ dại xanh.

image002

Mỗi tán lá bàng là một chiếc ô xanh…

Ah, nhắc đến mùa hè, tôi lại thấy hơi tiếc khi bạn không đến thăm trường tôi và mùa hè, để tôi dẫn bạn lên dãy nhà ba tầng của Học viện, bởi đó là khoảng thời gian mà dãy nhà khoác lên mình một diện mạo mới. Những dãy hành lang kẻ ô bàn cờ đều tăm tắp sẽ chia thêm thật nhiều khoảng trắng đen nhờ nắng. Một ô nắng, một ô râm, rồi cứ thế, cứ thế dọc suốt cả hành lang. Ánh nắng phản chiếu long lanh trên nền gạch sáng bóng khiến tôi bất giác mỉm cười và xuýt xoa. Đôi lúc, những vật bình thường, nhưng tại một khoảng khắc nào đó, sẽ bất giác trở nên rạng ngời và đẹp biết bao!

image003

Một ô nắng, một ô râm…

Rồi tôi và bạn cùng bước theo những bậc cầu thang dẫn lên tầng ba, đến căn phòng ngoài cùng của dãy hành lang bên phải. Tôi sẽ để bạn tự với tay đẩy ô cửa sổ mở ra khoảng sân giữa hai tòa nhà, và thích thú ngắm nhìn bạn tròn mắt kinh ngạc khi phát hiện ra những bông hoa bằng lăng kết thành từng chùm rực rỡ đương mùa nở rộ. Đẹp quá phải không bạn? Tôi cũng từng như bạn vậy, kinh ngạc và say sưa ngắm nhìn màu hoa tím ấy, để biết rằng hè đã về, mùa thi sắp kết thúc và tôi sắp xa ngôi trường này trong một tháng, với một tâm trạng mơ hồ vừa háo hức, vừa xốn xang...

image004

Những bông hoa bằng lăng kết thành từng chùm rực rỡ đương mùa nở rộ…

Ngôi trường của Học viện, với riêng tôi, là khoảng không gian nhỏ bé, thanh khiết và yên bình nằm khép nép trong thủ đô hào hoa và bụi bặm. Và tôi, giống như một cây bút nghiệp dư vụng về yêu quê hương tha thiết đang ngồi cặm cụi soạn thảo một cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chỉ dẫn những người khách phương xa đến một vài địa điểm bí mật và đầy thú vị mà chỉ dân địa phương mới biết. Chỉ là một nhà văn nghiệp dư thôi, nên có những điều muốn nói cho bạn mà không thể diễn đạt thành lời, chỉ mong bạn cảm nhận được một phần vẻ đẹp của trường tôi. Nếu bạn cũng đang học tập và làm việc trong một ngôi trường nào đó, hãy dành chút thời gian đi dạo và cảm nhận nơi ấy nhé, biết đâu bạn sẽ nhận ra một “góc nhỏ” nào đó còn tuyệt hơn cả của tôi. Chỉ xin nhắc nhỏ một điều, hãy yêu thương ngôi trường, từ trong sâu thẳm trái tim bạn, vì nơi ấy cũng là một phần của quê hương, đất nước mình. Một năm nữa, tôi sẽ ra trường, sẽ rời xa Học viện. Viết đến đây, bất chợt thấy lòng nao nao nhớ về đôi câu thơ của Chế Lan Viên:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…”

Hà Nội, một ngày tháng Ba, 2009

Vũ Thị Minh Ngọc - CT33A

Cùng chuyên mục