

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đề tài: “ASEAN trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2016 – 2024”
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 9310206
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thúy Hiền
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương
Cơ sở đào tạo: Học viện Ngoại giao
TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
Mặc dù thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ASEAN trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, song đa phần tiếp cận ở góc độ tác động của cạnh tranh đối với ASEAN. Vì vậy, luận án có thể được coi là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về vị trí của ASEAN trong cuộc cạnh tranh, không trung lặp với các công trình đã công bố ở trong và ngoài nước.
Luận án đã làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn để xác định vị trí của ASEAN trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung như: khái niệm cạnh tranh chiến lược, vị trí tổ chức khu vực trong hệ thống chính trị quốc tế; tình hình thế giới khu vực liên quan, lập trường ASEAN về cạnh tranh nước lớn tại khu vực và thực tiễn ASEAN ứng phó với cạnh tranh nước lớn giai đoạn trước 2016. Từ đó, luận án đã xây dựng khung phân tích vị trí của ASEAN trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Luận án đã phân tích tình hình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực CA – TBD giai đoạn 2016 - 2024, tập trung làm rõ chính sách và hoạt động cạnh tranh, lôi kéo ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế và khoa học công nghệ. Luận án cũng đánh giá cách thức và kết quả phản ứng của ASEAN trước tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung để duy trì lập trường trung lập và có được vị trí trung gian trong cuộc cạnh tranh. Từ đó, luận án đưa ra nhận xét đánh giá về vị trí của ASEAN trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và tác động đối với lợi ích quốc gia Việt Nam.
Luận án đã dự báo xu hướng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và triển vọng vị trí ASEAN trong cạnh tranh Mỹ - Trung đến năm 2030, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam đóng góp vào việc khẳng định vị trí của ASEAN trong cạnh tranh nước lớn và bảo đảm lợi ích quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề liên quan đến quan hệ quốc tế như: cạnh tranh nước lớn, tổ chức khu vực, trật tự khu vực… Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo cho quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của ta với ASEAN và nước lớn, trước hết là Mỹ và Trung Quốc.
INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: “ASEAN in the United States – China strategic Competition in the Asian - Pacific (2016 - 2024)”
Major: International relations
Ref. Code No.: 9310206
Ph.D. Candidate: Lê Thị Thúy Hiền
Advisor: Professor, Dr. Nguyễn Thái Yên Hương
Academic Institution: Diplomatic Academy of Vietnam
FINDINGS OF THE DISSERTATION
Although there have been numerous scientific studies and research on ASEAN in the U.S.-China strategic competition, most of these works approach the issue from the perspective of the competition's impact on ASEAN. Therefore, the dissertation can be considered a relatively comprehensive and systematic study on the status of ASEAN within this competition, without duplicating the works already published domestically and internationally.
The dissertation has clarified the theoretical and practical basis to determine ASEAN's position in the U.S.- China strategic competition, including: including the concept of strategic competition, the regional organization's position in the international political system, the relevant regional world situation, ASEAN's stance on major power competition in the region, and ASEAN's responses to major power competition before 2016. Based on this, the dissertation has developed an analytical framework for ASEAN's position in the U.S. - China competition.
The dissertation has analyzed the developments of the U.S. - China competition in the Asia - Pacific during the 2016 - 2024 period, focusing the policies and competitive activities to attract ASEAN in the areas of politics, security-defense, economy, and science-technology. The work also sheds light on how ASEAN has managed to navigate and position itself amidst the U.S. –Sino competition and how this positioning has affected Vietnam's national interests.
The dissertation has forecasted the trends in the U.S.-China strategic competition and the prospects for ASEAN's position in this competition until the year 2030. Additionally, it provides recommendations for Vietnam to contribute to asserting ASEAN's position in the U.S.-China strategic competition and safeguarding Vietnam's national interests in the coming time.
The dissertation can serve as a reference material for teaching and researching various topics related to international relations, such as major power competition, regional organizations, and regional order. To a certain extent, the findings can be consulted for the process of planning and implementing Vietnam’s foreign policy towards ASEAN and major countries, primarily the United States and China.