Sách Đông Nam Á tháng 04/2014

09:00 23/04/2014

1.

Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN - Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra / Trương Duy Hòa. - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 304 tr. ; 20 cm.

Mục tiêu của cuốn sách là nhận diện, phân tích và đánh giá bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay cũng như những năm sắp tới; trong đó đặc biệt phân tích các tác động của chúng đối với việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong tiến trình hiện thực hóa AC vào năm 2015. Đồng thời, đề xuất một số chính sách mà Việt Nam cần thực hiện trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện AC.

SĐKCB: CA-V.1656 đến 1665

2.

Đánh giá thực hiện các cam kết xây dựng cộng đồng ASEAN / Nguyễn Huy Hoàng (cb); Võ Xuân Vinh… - H. : Từ điển bách khoa, 2013. - 274 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách trình bày khái quát các cam kết, lộ trình xây dựng ASEAN, đánh giá việc thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh; Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hoá - xã hội và triển vọng cùng một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các cam kết xây dựng cộng đồng ASEAN.

SĐKCB: CA-V.1641 đến 1645

3.

Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn / Nguyễn Duy Dũng (cb); Đàm Thị Đào, Nguyễn Thị Thúy Hà… - H. : Từ điển bách khoa, 2013. - 198 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách khái quát về đất nước và con người Myanmar; tập trung nghiên cứu những biến đổi chủ yếu về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar từ năm 2008 đến nay; đi sâu làm rõ các bước và các giải pháp tiến hành cải cách đã thực hiện ở Myanmar trong các lĩnh vực trên. Từ đó dự báo xu hướng và triển vọng phát triển của Myanmar.

SĐKCB: CA-V.1632 đến 1638

4.

Xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN / Đức Ninh (cb); Trương Sỹ Hùng, Dương Văn Huy… - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 304 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách phân tích cơ sở lịch sử văn hóa và xã hội của sự hình thành Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN; đánh giá những nội dung cơ bản của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN giai đoạn 2003 - 2010; nêu lên những nội dung ưu tiên và các vấn đề của hiện thực hóa Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN giai đoạn 2009 - 2015. Từ đó đưa ra các tác động của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đối với sự phát triển bền vững của ASEAN.

SĐKCB: CA-V.1646 đến 1655

5.

Tun Dr Mahathir Mohamad: Hồi ký chính trị / Mahathir Mohamad; Hà Anh, Phước Thịnh dich. - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 943 tr. ; 24 cm.

Dưới thời thủ tướng Tun Dr Mahathir Mohamad, đất nước Malaysia từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu trở thành một cường quốc công nghiệp. Chỉ sau hơn hai thập kỷ từ 1981 - 2003, ông đã giúp thay đổi cả bộ mặt đất nước. Trong suốt 22 năm đó, tên tuổi ông gắn liền với hai cụm từ: Độc tài và Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Trong ánh mắt của phương Tây, ông là một kẻ cứng đầu, phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và ngạo mạn. Ngược lại, các nước đang phát triển lại tôn vinh ông là một nhà lãnh đạo hiếm thấy, người đã đem lại cho nhân dân các nước thế giới thứ ba lý do để tự hào về dân tộc mình. Điều chắc chắn chẳng thể phủ định là những thành tựu ông mang lại cho đất nước Malaysia trong những năm qua. Trong cuốn Hồi ký chính trị do chính ông viết, ông đã đưa ra những nhận định và phân tích sâu sắc về lịch sử phát triển dân tộc và vài trò của ông trong công cuộc định hình một nước Malaysia hiện đại.

SĐKCB: CA-V.1720