Sách Nam Á - Thái Bình Dương tháng 08/2020

14:00 21/08/2020

 

1. Quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ (1947-1991) / Lê Thị Hằng Nga - H.: Chính trị Quốc gia, 2018. - 228 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ thời kỳ 1947-1991 trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao và quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học - kỹ thuật. Ngoài ra, cuốn sách đánh giá về những thành tựu, hạn chế và đặc điểm cơ bản trong quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ thời kỳ 1947-1991; tác động của quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ đối với tình hình quốc tế, khu vực và sự phát triển của mỗi nước và những gợi ý cho Việt Nam.

SĐKCB: CA-V.2035- 37

2 . Xu hướng phát triển và chính sách của Ấn Độ đối với châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030 / Đặng Cẩm Tú - H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2018. - 312 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách điểm lại quan điểm và hoạt động đối ngoại của Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay, phân tích những đặc điểm khách quan và chủ quan các mặt của đất nước Ấn Độ để đưa ra dự báo về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai. Từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm phát triển quan hệ Việt- Ấn theo hướng có hiệu quả, tranh thủ được vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực.

SĐKCB: CA-V.2055- 59

3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Pakistan: Những năm đầu thế kỷ XXI và xu hướng phát triển/ Ngô Xuân Bình - H.: Khoa học Xã hội, 2018. - 267 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách viết về xu hướng điều chỉnh chính sách đối ngoại của Pakistan, đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nó đến sự phát triển chung của thế giới và đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với Pakistan.

SĐKCB: CA-V.2074-76

4. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng N.Modi/ Ngô Xuân Bình.- H.: Khoa học Xã hội, 2019.- 410 tr., 21 cm.

Cuốn sách này ra đời trong bối cảnh Thủ tướng Modi đẩy mạnh việc thực thi chính sách hướng Đông nhằm tăng cường quan hệ liên kết kinh tế và an ninh với Đông Nam Á, tham gia vào khu vực này thông qua các cuộc tập trận và các vấn đề an ninh mềm.

SĐKCB: CA-V.2080- 81

5. Những vấn đề chính trị và kinh tế cơ bản của Sri Lanka: Từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu hướng phát triển/ Ngô Xuân Bình; Nguyễn Lê Thy Thương, Phạm Thủy Nguyên,..- H.: Khoa học Xã hội, 2019.- 340 tr.; 21 cm.

Cuốn sách cung cấp những kiến thức tổng quan về Sri Lanka về chính trị và kinh tế. Từ đó đưa ra những gợi ý đối với việc hoạch định, đường lối phát triển của Việt Nam- một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Sri Lanka về văn hóa, xã hội, lịch sử.

SĐKCB: CA-V.2097- 99