Hội nhập quốc tế trong “kỷ nguyên số” và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

09:00 15/09/2021

Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên số” với đặc điểm, tính chất và sự tác động sâu rộng chưa từng có. Các quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng đang điều chỉnh chính sách, chiến lược cho phù hợp với những chuyển động, tác động của kỷ nguyên số, trong đó có những nội dung về hội nhập quốc tế. Đối với Việt Nam, việc tranh thủ các cơ hội từ kỷ nguyên số cho hội nhập quốc tế sẽ góp phần thực hiện chủ trương tích cực, chủ động, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Do vậy, việc nghiên cứu cơ hội, thách thức, những vấn đề đặt ra của hội nhập quốc tế kỷ nguyên số trên thế giới, qua đó đề xuất chính sách tham chiếu cho Việt Nam là rất cần thiết.

Thuật ngữ “kỷ nguyên số” (digital age) đã được hầu hết các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Kỷ nguyên số có các đặc điểm mới, với tính chất, mức độ tác động sâu rộng chưa từng có. Thứ nhất, động lực hình thành kỷ nguyên số là quá trình chuyển đổi số toàn cầu nhằm thay đổi tổng thể và toàn diện phương thức phát triển của xã hội, lối sống và hoạt động trên nền tảng số. Liên hợp quốc cho rằng, các công nghệ số đang phát triển nhanh hơn bất kỳ sáng tạo nào trong lịch sử loài người. Thứ hai, lần đầu tiên, một không gian ảo ở quy mô toàn cầu được định hình, tồn tại và ngày càng đan xen chặt chẽ với không gian thực, với khả năng kết nối mạnh mẽ, vượt ra khỏi giới hạn địa lý và ít chịu sự kiểm soát của các chính phủ hơn. Dữ liệu được thế giới tạo ra và lưu trữ trong năm năm trở lại đây được cho là lớn hơn toàn bộ dữ liệu loài người tạo ra trước đó. Thứ ba, sự phát triển, vận động của thế giới cũng như của từng quốc gia, doanh nghiệp, người dân trong nhiều thập niên tới, thậm chí thế kỷ tới được dự báo sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng, bao gồm chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Chi tiết bài viết xem tại đây

TS. Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh và phát triển, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao

Xuân Linh (gt)

Cùng chuyên mục