Số 28 - Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương: Sự thành lập và phát triển

08:59 28/03/2012

Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương: Sự thành lập và phát triển

Tác giả: Phạm Thị Miên.

Đối thoại về an ninh trước khi thành lập Hội đồng hợp tác an ninh Châu A' - Thái Bình Dương (CA-TBD) ( The Council for Security Cooperation in the Asia - Pacific Region-CSCAP) :

Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một tổ chức phi chính phủ đã ra đời. Đó là Viện quan hệ Thái Bình Dương (Institute of Pacific Relations-IPR), được thành lập năm 1925 trên cơ sở một số viện nghiên cứu của các nước để theo dõi, nghiên cứu tình hình an ninh khu vực Thái Bình Dương. Đây là tiền thân của ngoại giao khu vực "kênh 2". Trong thời kỳ từ năm 1925 đến năm 1958, IPR đã tổ chức được 13 hội nghị. Tham dự hội nghị là các đại biểu từ 13 nước trên thế giới (Ôxtrâylia, Miến Điện, Canada, Srilanca, Trung Quốc, Hà Lan, Niu-di-lân, Â'n Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Triều Tiên, Liên Xô, Mỹ). Thành phần các đại biểu rất đa dạng : Các học giả, thương gia, nhà ngoại giao, nhà báo, các quan chức v.v(1).

Vì nhiều lý do nên IPR đã giải thể vào năm 1960. Tuy vậy di sản mà nó để lại là sự tiếp tục nghiên cứu CA- TBD của các học giả, các nhà nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu trong thời kỳ hoạt động của IPR trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là về an ninh khu vực CA-TBD.

Hàng loạt các cuộc thảo luận về an ninh khu vực được tổ chức, trong đó phải kể đến những ý tưởng của Mỹ trong những năm 60 về việc xây dựng hệ thống liên minh đa quốc gia về phòng thủ tập thể ở Châu A', song song với NATO ở Châu Âu. Y' tưởng này đã không nhận được sự ủng hộ ở khu vực.

Năm 1969, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đưa ra ý định thành lập hệ thống an ninh tập thể Châu A'. Năm 1986, ông Goocbachốp, phát biểu tại Crastsnôiarxk, đã nhắc lại đề nghị về an ninh tập thể, nhưng cũng không được các nước CA- TBD hưởng ứng. Năm năm sau đó, 7 chính phủ gồm Liên Xô, Mông Cổ, Ôxtrâylia, Canada, Hàn Quốc, Malaisia và Nhật Bản đã nhất trí đưa ra khuyến nghị thành lập các kênh mới đối thoại đa phương về các vấn đề an ninh khu vực. Cùng với những thay đổi trong công nghệ sản xuất và đầu tư vào khu vực, buôn bán, du lịch và các mối liên hệ khác, các mối QHQT ở khu vực ngày càng trở nên tổng hợp, đòi hỏi một công cụ mới về quản lý. Về mặt địa-chính trị, sự sụp đổ của Liên Xô, sự có mặt của Mỹ ở khu vực giảm dần đã tạo ra nhiều bất ổn cho trật tự an ninh khu vực khi bước sang thế kỷ 21.

Bối cảnh quốc tế và sự thành lập CSCAP:

Vào đầu thập kỷ 90, chiến tranh lạnh kết thúc với việc Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN suy yếu. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Trung Quốc đã thu được những thắng lợi đáng kể trong công cuộc cải cách được bắt đầu từ 1978, do vậy kinh tế phát triển nhanh và tiềm lực quốc phòng được nâng cao. ở CA - TBD chưa có một khuôn khổ cho hợp tác an ninh toàn khu vực, trong khi ở Châu Âu đã có tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu-CSCE. Các hiệp định an ninh tay đôi mà Mỹ đang có với hàng loạt nước Đông A' như Nhật, Nam Triều Tiên, Thái Lan và Philipin không bao gồm toàn khu vực CA- TBD và hơn nữa chỉ một chiều là Mỹ đảm bảo an ninh cho các nước có ký kết hiệp định với Mỹ. Tại Đông Nam A', ASEAN là một tổ chức khu vực gồm các nước vừa và nhỏ. Từ sau chiến tranh lạnh, với việc mở rộng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, Lào và Mianma, ASEAN đã mở rộng các hoạt động về an ninh bằng việc lập ra Các nước đối thoại của ASEAN và lập ra Diễn đàn khu vực ASEAN-ARF. Nhưng ARF cũng còn rất nhiều vấn đề. Các hoạt động của các tổ chức khác ở khu vực như APEC, PECC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế.

Do đó, ngay từ đầu những năm 90, nhiều viện nghiên cứu quốc tế ở khu vực CA - TBD đã họp nhau lại để bàn về vấn đề an ninh khu vực. Các viện nghiên cứu đó là : Các viện nghiên cứu chiến lược của các nước ASEAN (ASEAN - ISIS), Viện nghiên cứu quốc tế Nhật Bản - JIIA, Diễn đàn Thái Bình Dương ở Honolulu, Mỹ và Diễn đàn Xơ-un. Hội nghị đầu tiên họp tại Honolulu từ 29 đến 30/10/1991. Hội nghị lần thứ hai họp tại Bali (Inđônêxia) từ 17 đến 19/4/1992. Hội nghị lần thứ 3 họp tại Xơ-un (Hàn Quốc) từ ngày 1 đến 3/11/1992. Ngoài sự tham gia chủ chốt của các viện nghiên cứu trên, còn có các học giả, các nhà khoa học, chính trị gia từ một số nước khác đã tham dự. Các cuộc thảo luận tại các hội nghị đã nêu bật sự cần thiết phải có một quá trình xây dựng lòng tin và hợp tác an ninh khu vực. Tuyên bố Xơ-un được những người tham gia hội nghị thông qua vào cuối cuộc họp ngày 3/11/1992. Tuyên bố khẳng định việc lập ủy ban chỉ đạo và tổ chức Hội nghị bàn tròn CA - TBD vào tháng 6/1993 tại Kuala Lumpur (Malaixia).

Hội nghị bàn tròn các viện nghiên cứu các nước CA- TBD họp ngày 8/6/1993 là hội nghị lần thứ 2 của ủy ban chỉ đạo. Hội nghị đã ra Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Hội đồng hợp tác an ninh khu vực CA - TBD - CSCAP. Các thành viên sáng lập của CSCAP gồm 10 viện nghiên cứu sau :

1. Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng ANU, Ôxtrâylia.

2. Trung tâm nghiên cứu CA-TBD, đại học Toronto, Canađa.

3. Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Inđônêxia.

4. Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Nhật Bản JIIA.

5. Diễn đàn Xơ-un về các vấn đề quốc tế, Hàn Quốc.

6. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Malaixia.

7. Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển Philipin.

8. Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế Thái Lan.

9. Viện nghiên cứu quốc tế Singapore.

10. Diễn đàn Thái Bình Dương, Mỹ.

Cuộc họp thứ 3 của ủy ban chỉ đạo diễn ra tại Lombok, Inđônêxia ngày 16/12/1993 đã thông qua Hiến chương CSCAP. Hiến chương gồm 14 điều nêu rõ mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của CSCAP.

Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của CSCAP.

Điều 2 của Hiến chương CSCAP nêu rõ mục đích của tổ chức này là nhằm tạo điều kiện thúc đẩy một quá trình xây dựng lòng tin ở khu vực và hợp tác an ninh giữa các nước và các lãnh thổ ở khu vực Châu á - TBD. CSCAP là một tổ chức mở cho mọi nước và mọi lãnh thổ ở khu vực tham gia2.

2. The charter of cscap/The CSCAP Pro-tem committee. P. 9.

Các hoạt động của CSCAP được ủy ban chỉ đạo điều hành. ủy ban này bao gồm đại diện của các cơ quan phi chính phủ và các cơ quan chính phủ của các nước, những người cam kết theo tư tưởng thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực.

Về Hội nghị toàn thể : ủy ban chỉ đạo quyết định chương trình nghị sự, thời gian và chi phí cho các Hội nghị toàn thể. Hội nghị toàn thể họp 1 lần một năm.

Ủy ban chỉ đạo gồm các thành viên đại diện chính thức của các ủy ban thành viên của mỗi nước (mỗi nước có 1 thành viên). ủy ban chỉ đạo thông thường có đồng chủ tịch từ 1 thành viên của ủy ban thành viên ASEAN và 1 thành viên của ủy ban thành viên ngoài ASEAN. Nhiệm kỳ của đồng chủ tịch là 2 năm. ủy ban chỉ đạo họp 2 lần trong một năm.

Các ủy ban thành viên được thành lập ở mỗi nước, mỗi lãnh thổ tham gia CSCAP.

Thành viên liên kết : tham gia Hội nghị toàn thể với tư cách quan sát viên.

Các nhóm làm việc : Các nhóm làm việc được ủy ban chỉ đạo lập ra để thực hiện các dự án, và nghiên cứu các chính sách về khu vực, đặc biệt là những vấn đề an ninh chính trị tiểu khu vực. Có 5 nhóm làm việc sau :

1. Nhóm làm việc về các biện pháp an ninh và các biện pháp xây dựng lòng tin :

Các phiên họp của nhóm làm việc này đã bàn các vấn đề sau :

- Ra sách trắng về an ninh quốc phòng

- Đăng ký vũ khí ở cấp khu vực.

- Không sản xuất hoặc sản xuất an toàn vũ khí hạt nhân.

- An ninh và an toàn của các cơ sở hạt nhân.

- Thúc đẩy hợp tác năng lượng hạt nhân.

Từ ngày 28/2 đến ngày 2/3/99 vừa qua nhóm làm việc này đã tổ chức hội thảo về ngoại giao phòng ngừa tại Băng cốc Thái Lan. Đa số các đại biểu các nước CA-TBD đều không muốn đẩy nhanh thể chế hóa ngoại giao phòng ngừa. Tuy nhiên trên thực tế các hoạt động xung quanh ngoại giao phòng ngừa đã được triển khai.

2. Nhóm làm việc về an ninh toàn diện và an ninh hợp tác.

Các phiên họp tập trung vào các vấn đề cụ thể hóa khái niệm an ninh toàn diện và an ninh hợp tác. Phải có một chế độ an ninh toàn diện "đa phương, đa cực" nhằm tạo ra một loạt các thể chế và chế độ kiểm soát một loạt các vấn đề khác nhau. Thảo luận mối quan hệ giữa an ninh kinh tế và an ninh chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin trên bộ để giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới.

3. Nhóm làm việc về hợp tác hàng hải.

Các phiên họp bàn về các vấn đề đảm bảo tự do an toàn đi lại trên biển, tránh các va chạm trên biển. Đưa ra khuyến nghị nên có hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên thiên nhiên. Cần có chế độ quản lý biển và đại dương, hạn chế các tàu chở chất độc hại và kiểm soát sự ô nhiễm môi trường.

4. Nhóm làm việc về an ninh ở Bắc Thái Bình Dương.

Các vấn đề thảo luận tập trung vào vấn đề bán đảo Triều Tiên, vấn đề sản xuất và kiểm soát vũ khí.

5. Nhóm làm việc về tội phạm xuyên quốc gia.

Các phiên họp đã nêu lên những nhân tố góp phần làm tăng tội phạm xuyên quốc gia ở trong khu vực, tác động của tội phạm xuyên quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn các tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Buôn bán ma túy và tác động đối với an ninh khu vực.

Nhìn chung các phiên họp của các nhóm làm việc đều có chương trình cụ thể và đã thu được những kết quả đáng kể. Các hội nghị của ủy ban chỉ đạo và Hội nghị toàn thể cũng được tổ chức đều đặn và đưa ra những đóng góp tích cực cho các hoạt động củng cố an ninh ở khu vực. Hội nghị lần thứ 12 của ủy ban chỉ đạo và Hội nghị toàn thể CSCAP sẽ được họp vào tháng 12/1999 tại Hàn Quốc.

Một vài đánh giá sơ bộ và triển vọng của CSCAP.

Ngay từ khi mới thành lập, tổ chức CSCAP đã gặp nhiều khó khăn. Một số lập luận cho rằng không cần thiết phải xây dựng một kênh đối thoại khác ở khu vực vì CSCAP không thể thay thế cho một cơ chế đang tồn tại đó là PECC. Họ cho rằng PECC có thể mở rộng thành một tổ chức hợp tác khu vực trong nhiều lĩnh vực như kinh tế và an ninh. CSCAP liệu có phải là hiện thân của Viện nghiên cứu quan hệ Thái Bình Dương IPR ?. Trên thực tế, sự khác nhau giữa IPR và CSCAP là ở chỗ những người sáng lập ra IPR thực chất tránh các mối liên lạc trực tiếp với các chính phủ, còn những người sáng lập ra CSCAP thì tích cực theo đuổi các mối quan hệ với các chính phủ. Quan hệ công khai giữa ARF và CSCAP là một ví dụ. Sự phát triển các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức liên chính phủ được coi là các bộ phận của sự tiếp cận kênh 2 trong ngoại giao ở khu vực3.

Tuy mới thành lập được 6 năm nhưng các hoạt động của CSCAP đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ ở Châu á - TBD và các khu vực khác. Từ 10 thành viên ban đầu, đến nay CSCAP đã có 17 thành viên gồm các viện nghiên cứu của các nước : Ôxtrâylia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philipin, Canađa, Inđônêxia, Hàn Quốc, Niu-di-lơn, Nga, Singapore, Mỹ, Việt Nam, Thái Lan, ấn Độ, Mông Cổ và Cộng đồng Châu Âu EU.

Các kết quả CSCAP làm được trong thời gian qua là những cuộc hội thảo, những nghiên cứu cụ thể và các dự án mà các nhóm làm việc đã tổ chức thực hiện. Tại các diễn đàn này, đại biểu các nước đã phát

biểu, bày tỏ lập trường của nước mình và cùng nhau thảo luận để đưa ra những khuyến nghị có ích cho việc xây dựng lòng tin, ngăn chặn chạy đua vũ trang, phát triển hợp tác an ninh và về nhiều vấn đề khác. 3. Asia Pacific in the New World Order. P. 280.

Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á thời gian gần đây càng đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của các nước trong khu vực trong các hoạt động ở cả ngoại giao chính thức và ngoại giao kênh 2.

Khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang ở giai đoạn đối thoại và hiệp thương. Việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin là bước đi cần thiết để đi tới một sự dàn xếp đa phương, một hình thức phòng thủ tập thể hay một hệ thống an ninh tập thể nào đó. Hy vọng CSCAP có khả năng củng cố các cuộc đối thoại kênh I và kênh II rộng rãi và đưa ra những khuyến nghị cho việc thành lập chính thức một cơ chế đảm bảo an ninh khu vực trong tương lai.

1. Asia Pacific in the New World Order. P. 278

Cùng chuyên mục