Trang thông tin về Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Trần Thanh Huyền

03:31 20/03/2017

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đề tài: “Sự đa dạng tôn giáo ở Đông Nam Á đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC)”

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 62310206

Nghiên cứu sinh: Trần Thanh Huyền

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Dương Huân

Cơ sở đào tạo: Học viện Ngoại giao

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Từ năm 2012, ở khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu nhỏ lẻ về vai trò của sự đa dạng tôn giáo trong sự hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN nói chung, nhưng ở Việt Nam thì hầu như rất hiếm, nếu không nói là chưa có một công trình hoàn chỉnh về vai trò của tôn giáo trong việc xây dựng và hiện thực hóa Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Do vậy, Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự đa dạng của tôn giáo Đông Nam Á đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASEAN Socio-Cultural Community – ASCC). Luận án là một công trình nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, nhưng được tiếp cận mang tính liên ngành trên cả phương diện lịch sử, tôn giáo, và các tổ chức quốc tế (qua trường hợp ASEAN).

Để giải quyết mối liên hệ giữa Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN và sự đa dạng tôn giáo của ĐNÁ, luận án đã tổng hợp toàn diện các lý thuyết nghiên cứu cơ bản về tôn giáo và nhà nước thế tục/bán thế tục ở thời kỳ hiện đại, làm nền tảng lý luận cho nghiên cứu của mình. Trên cơ sở đó đã lý giải được tại sao sự đa dạng tôn giáo không trở thành nhân tố tiêu cực, cản trở tiến trình hình thành của một cộng đồng mới (qua trường hợp của ASCC). Trên cơ sở khoa học, luận án đưa ra những luận điểm cho thấy ASCC sẽ thành công hơn nếu lưu ý quan tâm và bổ sung vào Văn kiện những điều khoản nhằm đảm bảo sự bình đẳng đối với sự đa dạng tôn giáo, kết nối, chia sẻ và tôn trọng những giá trị riêng biệt của các tôn giáo.

ASCC mới thành lập được 01 năm (31/12/2015 – 31/12/2016), tương lai của tổ chức này là tiêu điểm của nhiều dự báo. Luận án mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển bền vững của tổ chức này bằng việc đưa ra những kịch bản cho tương lai của ASCC với vai trò (tích cực hoặc tiêu cực) của sự đa dạng tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á.

Luận án cũng đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN trong việc quản lý sự đa dạng tôn giáo ở khu vực ASEAN. Đồng thời cũng là những khuyến nghị cho Việt Nam với tư cách là một quốc gia tích cực và năng động đối với sự phát triển bền vững của tổ chức này.

INFORMATION SHEET ON DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “The Role of Religious Diversity in Southeast Asia in the Progress of building ASEAN Socio-Cultural Community (ASCC)”

Major: International Relations

Ref. Code No.: 62310206

Ph.D. Candidate: Tran Thanh Huyen

Advisor: Associate Professor, Dr. Vu Duong Huan

Academic Institution: Diplomatic Academy of Vietnam

FINDINGS OF THE DISSERTATION

In recent years, several small studies in Southeast Asia have begun looking at the role of religious diversity in the realization of the ASEAN Community. However, in Vietnam, it is almost rare. And, there is no complete work on the role of religious diversity in the building and realization of the ASEAN Socio-Cultural Community. Thus, the thesis is the first scientific work in Vietnam to study the relationship between the diversity of Southeast Asian religions and the progress of building the ASEAN Socio-Cultural Community (ASCC). The dissertation is an independent work researching in the field of international relations, but an interdisciplinary approach involving historical, religious, and international organizations (ASEAN) research is also used to analyze and evaluate the role of religious diversity in Southeast Asian in the progress of building ASCC.

In discussing the linkage between the ASEAN Socio-Cultural Community and religious diversity in Southeast Asia, the thesis compiled comprehensive theoretical studies on religions and secular/secular states in the modern age which are the basis of reasoning for his research. Based on that, it helps explain why religious diversity does not become a negative factor, hindering the formation of a new community (in the case of the ASCC). By analyzing the indirect causes leading to the tensions related to religious diversity the region, the thesis argues that the ASCC would be more successful if its attention was paid to and added to the Provisions to ensure equality in various religious communities, sharing and respecting the values of every religion.

          The ASCC has just been ‘realized’ for one year (31/12/2015 - 31/12/2016), and the future of which is the focus of many forecasts. The thesis wishes to contribute in part to the sustainable development of ASEAN by offering scenarios for the future of the ASCC with the (positive or negative) role of religious diversity in Southeast Asia.

The thesis also provides recommendations and solutions to the ASEAN Socio-Cultural Community in the management of religious diversity in the ASEAN region. It is also a recommendation for Vietnam as an active and dynamic member state of this organization.

Nội dung tóm tắt của Luận án xem tại đây

Nội dung toàn văn của Luận án xem tại đây.

Cùng chuyên mục